TPO - Hoa sữa từ lâu trở thành hình ảnh đặc trưng gắn liền với mùa thu Hà Nội, thậm chí đi vào thơ ca. Tuy nhiên, hoa sữa vào mùa nở rộ cũng khiến nhiều người dân thủ đô khổ sở vì mùi hương quá đậm đặc của loại hoa này.
TPO - Thời gian gần đây, hoa sữa kết hợp với một số đồ uống trở thành một trào lưu mới trên mạng xã hội được giới trẻ Hà Nội “thả tim” nhưng cũng gây ra tranh cãi do nhiều người không thích mùi thơm nồng nàn của loài hoa này.
TPO - Theo thống kê, trên địa bàn 12 quận tại Hà Nội có hơn 8.000 cây cổ thụ (có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính phần thân từ 50 cm trở lên, tính từ gốc lên 1,3 m) gồm các loài chủ yếu như: Bàng, Bằng lăng, Chẹo, Đa, Lan, Lát hoa, Lim xẹt (Muồng thẫm), Long não, Muồng đen...
TP - Dự án phim truyền hình Vì tình yêu Hà Nội với hai phim Mật lệnh hoa sữa và Hà Nội trong mắt em đánh dấu sự trở lại của mảng phim truyện Hà Nội sau nhiều năm im ắng. Đơn vị sản xuất hứa hẹn, đài Hà Nội sớm xuất hiện trở lại trên bản đồ làm phim của cả nước. Vì tình yêu Hà Nội cũng hướng tới dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
TPO - Không nồng nàn như hoa sữa, không rực rỡ hoa gạo, hoa loa kèn mang nét dịu dàng và tinh khiết. Tháng 4 về, những bông loa kèn trắng tinh khôi lại mang tới những khoảnh khắc dịu dàng giữa lòng phố thị vốn rất ồn ào và vội vã.
TPO - Sau khi xác minh nguyên nhân khiến nhiều cây hoa sữa trên địa bàn bị héo lá, khô cành do sâu ăn lá, Tổng Giám đốc Cty CP Đô thị và Môi trường Đắk Lắk đã chỉ đạo cán bộ, nhân viên xịt thuốc xuyên đêm cứu cây, hạn chế lây lan sang những cây xanh khác.
TPO - Hàng chục cây hoa sữa có tuổi đời khoảng 30 năm ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đồng loạt bị héo lá, khô cành, có dấu hiệu bị chết. Hiện, UBND TP Buôn Ma Thuột đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xịt thuốc, xác minh nguyên nhân.
TPO - Theo Kế hoạch của thành phố Hà Nội, sẽ thay thế bớt cây hoa sữa tại một số khu vực nhằm giảm mùi hương đậm đặc, nồng nặc khi mùa hoa nở trên các tuyến phố.
TPO - Hàng loạt ghế đá "mini" được lắp đặt dưới tán hoa sữa cổ thụ, làm cho tuyến đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) - được mệnh danh là tuyến đường đẹp nhất (vào thời điểm hoàn thành 2001 - 2002), quang đãng, sạch đẹp và hiện đại hơn.
TPO - Trong đợt cải tạo, chỉnh trang, lát đá vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa từng có ý định di chuyển bớt cây hoa sữa vì mùi hoa quá nồng nặc. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau, việc di chuyển cây hoa sữa không thực hiện được. Hiện, dưới các gốc cây hoa sữa còn được bố trí ghế đá để người dân nghỉ ngơi, thư giãn.
TPO - Hà Nội dự kiến có lễ hội 12 mùa hoa, tổ chức theo từng mùa hoa tiêu biểu làm chủ đạo, quảng bá nét đẹp của từng loại hoa theo mùa, như: mùa xuân với hoa đào, hoa hồng; mùa hạ với hoa loa kèn hoa sen, hoa phượng; mùa thu với hoa cúc, hoa sữa; mùa đông với hoa cải, hoa dã quỳ, hoa hướng dương.
TP - Cả khi sức khoẻ đã suy yếu, không thể tự đi lại, tác giả “Hoa sữa” vẫn… ham chơi (chữ dùng của vợ ông) như thời phong độ. Những ngày giáp tết, vợ ông nhờ một người cháu ngoại đánh ô tô đến nhà Hồng Đăng đưa nhạc sỹ lòng vòng chợ hoa, rồi lang thang ngắm phố phường. Ông thích ngắm chợ hoa xuân, ngày nào cũng muốn được ngắm ít nhất một lần.
TPO - Nguồn tin của phóng viên Tiền Phong cho biết, tạm thời chưa di chuyển hàng cây hoa sữa ở đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội) do còn có ý kiến khác nhau.
TPO - TPHCM có đường mang tên Hoa Sữa, quán cà phê Hoa Sữa và những con đường, những ngôi trường có trồng loài hoa có thứ hương thơm "kẻ vương, người ghét" cũng như gây nhiều bất ngờ cho du khách từ phương xa.
TPO - Đại diện chính quyền phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) nơi có nhiều đường phố trồng dày đặc hoa sữa như Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thập... cho biết, người dân trên địa bàn trước đây cũng từng có ý kiến đề xuất thay thế, giảm mật độ cây hoa sữa để tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân.
TPO - Theo đại diện Ban QLDA quận Đống Đa (Hà Nội), dự kiến nếu được phép di chuyển khoảng 80 cây hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh, sẽ thay thế bằng một số loại cây phù hợp như lát hoa, cây chẹo, hoa ban...
TPO - Để hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân, Quận Đống Đa đã đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội cho phép di chuyển khoảng 80 cây hoa sữa ở đường Nguyễn Chí Thanh để thay thế bằng loại cây "phù hợp hơn".
TPO - 3 năm trước, hàng trăm cây hoa sữa trên phố Trích Sài (ven Hồ Tây) được chuyển lên trồng tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) khiến nhiều người ngỡ ngàng và tiếc nuối. Nay hàng cây xanh ngắt tuyệt đẹp trên con đường dẫn vào Khu xử lý rác thải Nam Sơn.
TPO - Nhiều đồng nghiệp, bạn bè... đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) để tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng về đất mẹ. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, gia đình thông báo không nhận vòng hoa viếng.
TPO - Nhắc đến Hà Nội vào thu chắc chắn không thể bỏ qua “đặc sản” mang tên hoa sữa. Trên những tuyến phố của Thủ đô những ngày gần đây, hương hoa sữa đã thơm nồng nàn trong tiết trời se se lạnh.
TPO - Khoảng một năm trước, hàng trăm cây hoa sữa trên đường Trích Sài (ven Hồ Tây) được chuyển lên trồng tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), hàng cây hoa sữa giờ đã phát triển tươi tốt, nhiều cây đã ra hoa để "khử mùi" cho bãi rác khổng lồ nhất miền Bắc này.
TPO - Thời gian trước tại Hà Nội, nhiều người dân tỏ ra tiếc nuối khi thành phố cho chặt hạ hàng trăm cây hoa sữa trên đường Trích Sài (ven Hồ Tây) vào đúng những ngày nắng nóng "vỡ đầu". Vậy giờ những cây hoa sữa này phát triển như thế nào trên đường dẫn vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn?
Sau gần 1 tháng thông xe, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài thuộc địa bàn quận Tây Hồ nay được tô điểm thêm cảnh sắc, hương thơm với hàng trăm cây hoa sữa nở bung.
Gần 100 cây hoa sữa được đánh từ khu ven Hồ Tây chuyển lên trồng trên con đường dẫn vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) đã sống, phát triển tốt và kịp nở hoa. Tuy nhiên, mùi hoa sữa chưa thể át đi mùi nồng nặc bốc ra từ bãi rác này
TP - Trước thông tin Hà Nội bứng hạ hàng chục cây hoa sữa để trồng lại tại bãi rác Nam Sơn, các chuyên gia cho rằng, trồng cây xanh ở các đô thị phải gắn liền với quy hoạch đô thị chứ không thể cảm tính. Có như vậy, chuyện tốn chi phí để trồng cây rồi chặt bỏ mới không tái diễn.