TP - Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn trên tuyến đường ven sông Hậu thuộc xã Ninh Thới, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
TPO - Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long yêu cầu đóng các giếng khoan khai thác nước ngầm sử dụng sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Đây là giải pháp để ngăn chặn tình trạng nước nhiễm mặn xả ra kênh rạch làm chết nhiều vườn cây ăn trái.
TPO - Nhiều vườn cây ăn trái của người dân xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) thời gian gần đây liên tục héo khô, rụng lá rồi chết dần, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ. Người dân cho rằng, nguyên nhân cây chết do nguồn nước tưới bị nhiễm mặn từ các hộ nuôi lươn trong vùng xả thải ra kênh, rạch.
Huyện Tân Thạnh là thủ phủ trồng sầu riêng của Long An, bên cạnh đó có rất nhiều loại trái cây khác; trong đó, xã Tân Lập là nơi trồng nhiều sầu riêng nhất.
TPO - Theo cảnh báo, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm trước. Từ tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3/2024, ranh mặn 4g/l vào sâu đến 50-70km.
Năm 2022, dù đối diện với nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, chi phí sản xuất tăng nhưng nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, nhất là các loại như trồng bưởi da xanh, trồng sầu riêng, bơ, nhãn, mít...
TPO - Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), khả năng ở mức tương đương mùa khô năm 2020-2021 (không gay gắt như mùa khô 2019-2020, một số thời điểm có thể xấp xỉ mùa khô 2015-2016).
TP - Với trên 70 ngàn héc ta chuyên canh về các loại cây ăn trái, tỉnh Đồng Nai được xem là thủ phủ trái cây, cung cấp cho thị trường trong nước, chế biến và xuất khẩu. Tình trạng dịch COVID-19 kéo dài suốt nhiều tháng qua cùng với đó là giãn cách xã hội đã khiến nông sản ùn ứ, tràn ngập tại vườn. Tại Đắk Lắk, dân cho bò ăn bơ vì không thể tiêu thụ.
TP - Mùa khô 2019-2020, ĐBSCL có khoảng 25.120 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng bởi khô hạn, xâm nhập mặn. Dự báo, mùa khô 2020-2021, khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục tấn công khu vực này, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng.
TP - Rạng sáng 7/10, triều cường dâng cao làm vỡ đê bao ở xã An Bình và Đồng Phú (Long Hồ, Vĩnh Long) khiến hàng trăm héc ta cây ăn trái chìm trong nước, có nơi ngập hơn một mét, theo Phòng NN&PTNT huyện Long Hồ.
TP - Hạn hán ở ĐBSCL ngày một khốc liệt, nhiều kênh, rạch cạn nước khiến giao thông đường thủy tê liệt. Nhiều loại nông sản mất mùa và đối mặt rớt giá, tăng chi phí vận chuyển khiến đời sống người dân vùng sông nước đã nghèo càng thêm khó khăn.
TP - Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, sản lượng lương thực của ĐBSCL đạt 21 triệu tấn vào năm 2020, nhưng năm nay đã đạt được, vượt trước 10 năm. Nông dân thâm canh lúa với năng suất cao áp dụng công nghệ sinh thái, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế… nhưng nhiều người vẫn nghèo đói và thất học.