TPO - 250 hành khách trên tàu khi ấy thay vì chen chúc trên những chiếc xuồng cứu sinh như phim Titanic thì ra ban công và nghiêng người qua thành boong tàu để xem chuyện gì đang xảy ra. Sau đó, họ ung dung xuống cầu thang và bắt đầu rời khỏi tàu để đi dạo trên băng. Lý do vì vụ va chạm không phải tai nạn, đó là một trải nghiệm được lên kế hoạch trong chuyến du lịch Nam Cực.
TP - Tác nghiệp tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, UAE là một trải nghiệm thú vị đối với mỗi phóng viên, nhà báo. Bởi ở đó, không chỉ có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo trên thế giới, mà còn có mặt của những người yêu màu xanh toàn cầu đổ đến, nhằm truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sứ mệnh và trách nhiệm trong việc “làm mát lành trái đất”.
TPO - Băng tan ở Tây Nam Cực sẽ giải phóng lượng nước lớn, nâng mực nước biển trung bình toàn cầu lên khoảng 16 ft, đủ để một số thành phố trên khắp thế giới biến mất hoàn toàn.
TPO - Mực nước biển đang tăng lên do biến đổi khí hậu làm tan chảy nhanh chóng các dòng sông băng và tảng băng, đồng thời lượng nước trong các đại dương giãn nở trong một thế giới nóng lên. Nhưng mực nước biển có bao giờ cao hơn hiện nay không? Và khi nào chúng đạt mức cao nhất?
TPO - Một nghiên cứu mới được Đại học Leeds (Anh) cho thấy, hơn 40% thềm băng ở Nam Cực đã bị thu hẹp kể từ năm 1997, trong đó gần một nửa không có dấu hiệu phục hồi.
TPO - Có những hậu quả của biến đổi khí hậu mà ta có thể nhìn thấy rõ ngay, nhưng có những hậu quả thật bất ngờ mà không phải ai cũng thấy được. Dưới đây là những hậu quả không ngờ khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên:
TPO - Một nhiếp ảnh gia Ken Pretty đến từ thị trấn Dildo ở Newfoundland đã chụp được những hình ảnh về một tảng băng hình dương vật ngoài khơi bờ biển Canada. Nhiếp ảnh gia này đã chụp được bức ảnh về sự tan băng bằng máy bay không người lái gần thị trấn Harbor Grace, nằm dọc theo Vịnh Conception.
TPO - Hàng chục triệu người khắp Đông Á đang phải hứng chịu một đợt lạnh giá nghiêm trọng kể từ ngày 25/1; tuyết rơi dày, có nơi nhiệt độ xuống tới âm 53 độ C.
TPO - Khi vi khuẩn và tảo tan chảy khỏi bề mặt sông băng, trung bình 650.000 tấn carbon có thể được giải phóng vào bán cầu bắc mỗi năm. Các mầm bệnh có khả năng gây hại và hàng ngàn vi khuẩn khác có thể rò rỉ vào sông hồ khi các sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu do con người gây ra.
TPO - Ngày 30/12, truyền thông Nga công bố thông tin xác của một con tê giác lông mượt từ thời kỉ băng hà còn nguyên nhiều nội tạng đã được tìm thấy hồi tháng 8.
TPO - Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên 7 mét vào năm 3000. Và nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu.
TPO - Những lớp băng trên sông hồ hay trên chum nước vào mùa đông đều đóng trên bề mặt nước, chưa bao giờ xảy ra trường hợp lớp băng đóng dưới đáy nước. Lớp băng được đông kết thành từ nước, vậy tại sao băng có thể nhẹ hơn nước?
TPO - Gấu Bắc cực là loài động vật ăn thịt lớn nhất sống ở trên cạn và cũng là loài lớn nhất trong số các loài gấu. Nhiều người lầm tưởng gấu Bắc Cực có bộ lông trắng, sự thực không phải như vậy. Đằng sau đó là cả một bí ẩn.
TPO - Toàn bộ băng ở 2 cực tan ra, mực nước biển sẽ dâng ít nhất là 66m. Những thành phố ven biển như New York, Thượng Hải, London... ngay lập tức gánh chịu hậu quả khi lũ lụt ngập khắp nơi. Dự tính, khoảng 40% dân số thế giới sẽ mất đi nhà cửa - tương đương hơn 3 tỷ người.
TPO - Chính quyền Ý đã ra lệnh đóng cửa các con đường và sơ tán toàn bộ các túp lều của du khách nằm gần đỉnh Grandes Jorasses của núi băng Mont Blanc.
Tảng băng cỡ lớn thuộc hang băng Breiðamerkurjökull, phía nam Iceland, đổ sập xuống biển, gây sóng lớn và khiến du khách hoảng sợ chạy tán loạn khi họ đang ngắm cảnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, năm 2018, khu vực Bắc Cực vừa trải qua mùa hè nóng nhất trong vòng 115.000 năm qua, đây được coi là hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu.
TPO - Theo một nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu đang khiến những khối băng khổng lồ tại Greenland tan chảy với tốc độ nhanh hơn những dự đoán ban đầu, và có vẻ như “đã quá muộn” để ngăn tình trạng trên xảy ra.
Khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu, mực nước biển sẽ tăng lên 65 m. Tác động này sẽ định hình lại các lục địa một cách đáng kể và nhấn chìm nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Các vết nứt ở rìa sông băng Jakobshavn tại Greenland dần khiến băng vỡ ra thành từng mảng nhỏ, trôi nổi rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến sông băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển dâng cao.
TPO - Theo dữ liệu các nhà khoa học mới cập nhật gần đây, nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,75 độ C kể từ năm 1900. Nó gây ra băng tan, làm thay đổi trọng lực của Trái Đất.
Các nhà khoa học dự báo, 10 năm tới, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm xuống. Do vậy, liệu có lặp lại “thời kỷ tiểu băng hà” đã từng xảy ra vào thế kỷ XVII.