Băng tan tại Greenland đạt mốc 'cực điểm'

Băng tan tại Greenland đạt mốc 'cực điểm'
TPO - Theo một nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu đang khiến những khối băng khổng lồ tại Greenland tan chảy với tốc độ nhanh hơn những dự đoán ban đầu, và có vẻ như “đã quá muộn” để ngăn tình trạng trên xảy ra.

Phát hiện này còn có thể gây tác động không nhỏ tới những vùng đảo chìm và các thành phố ven biển trên thế giới, khi có tới 8 trong số 10 thành phố lớn nhất thế giới đều nằm ven biển, và 40 đến 50% dân số thế giới đang sinh sống tại những vùng nhạy cảm với việc mực nước biển dâng cao.

Ông Michael Bevis, giáo sư địa chất của Đại học bang Ohio, Mỹ, và là tác giả chính của nghiên cứu trên, cho biết ông nhận thấy nhân loại đã vượt quá mức không thể phục hồi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Điều duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ là thích ứng và giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu xảy ra nhiều hơn, vì đã quá muộn để khiến nó hết tác dụng,” ông Beavis cho biết, “Biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng lên, và khiến chúng ta đang phải chứng kiến các khối băng tan chảy đến mức cực điểm.”

Theo giáo sư Beavis, hiện tượng băng tan tại Greenland vốn diễn ra theo chu kỳ do những hiện tượng thời tiết tự nhiên, tuy nhiên việc khí hậu nóng lên đã khiến chu kỳ này trở nên trầm trọng hơn.

“Những dao động này vốn thường xảy ra liên miên,” ông cho biết, “Nhưng tại sao đến giờ chúng mới gây ra sự tan chảy dữ dội đến thế? Đó là do môi trường, về cơ bản, đang ấm lên.”

Dù vậy, theo tin tức mới được cập nhật từ Đại học bang Ohio, nghiên cứu từ đội ngũ của giáo sư Beavis vẫn gây mâu thuẫn với những nghiên cứu trước đó về Greenland, do mới chỉ tập trung vào phần phía Tây Nam của đảo này, nơi vốn không có nhiều sông băng.

Những nhà nghiên cứu về tình trạng nước biển dâng thường chỉ tập trung vào phần phía Đông Nam và Tây Bắc của Greenland, nơi có nhiều sông băng hơn và có thể nhìn thấy cảnh tượng những tảng băng lớn bị nứt vỡ và trôi xuống Đại Tây Dương. Những mảnh băng trôi này khi tan chảy mới là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí khoa học Nature đã phát hiện những khối băng tại Greenland, vốn chứa đủ nước để nâng mực nước biển trên toàn cầu lên tới 23 feet (tương đương 7km), đang bị tan chảy với mức độ “ngoài sức tưởng tượng”, hơn 50% so với mức trước thời điểm công nghiệp hóa và hơn 33% so với mức trong thế kỷ 20.

Nghiên cứu của giáo sư Beavis, được đăng tải hôm thứ Hai vừa qua (21/1) trong kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, đã phân tích các dữ liệu GPS từ vùng bờ biển của Greenland, để đưa ra kết quả chính xác hơn một nghiên cứu tương tự trước đó, từ một dự án phối hợp giữa NASA và Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức, trong đó đã ước tính có tới 280 gigaton băng đã tan chảy tại Greenland vào mỗi năm, khiến mực nước biển trên thế giới tăng 0,03 inches (tương đương 0,8 milimét).

Giáo sư Beavis và các cộng sự nhận thấy vào năm 2012, tỉ lệ băng tan đã tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Họ cũng nhận thấy sự tăng tiến này phần lớn diễn ra tại Tây Nam Greenland.

“Chúng tôi biết rằng chúng ta đã gặp một vấn đề lớn trong việc gia tăng mức độ “xả lũ” từ một số sông băng lớn. Nhưng giờ chúng tôi còn nhận ra một vấn đề nghiêm trọng khác: Càng ngày, càng có thêm một khối lượng lớn băng đá sẽ tan thành những con sông đổ ra biển.” Giáo sư Beavis nhận định.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.