Hiện nay, 99% số nước ngọt trên thế giới tồn tại dưới dạng băng đá hiện đang có mặt ở Greenland (Bắc Cực) và Nam Cực. Mỗi năm, số băng ấy từng chút một tan ra, chảy xuống các đại dương. Thông thường, cần đến hàng trăm, hàng ngàn năm để chúng tan chảy hết. Nhưng giả sử toàn bộ số băng trên Trái đất bỗng chốc không còn nữa thì sao?
Các nhà khoa học cho rằng, nếu toàn bộ băng ở 2 cực tan ra, mực nước biển sẽ dâng ít nhất là 66m. Những thành phố ven biển như New York, Thượng Hải, London... ngay lập tức gánh chịu hậu quả khi lũ lụt ngập khắp nơi. Dự tính, khoảng 40% dân số thế giới sẽ mất đi nhà cửa - tương đương hơn 3 tỷ người.
Nhưng đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm thôi. Nước biển dâng lên tràn sâu vào đất liền sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm, hóa mặn những khu vực vốn đang chứa nước ngọt cây trồng, vật nuôi, đời sống con người sẽ bị tàn phá trong ‘chớp mắt’.
Băng giá tại Greenland và Nam Cực được tạo thành từ nước ngọt. Mỗi năm, quá trình băng tan tạo ra một nguồn cung nước ổn định cho nhân loại xung quanh. Nhưng nếu ồ ạt tan chảy, cũng đồng nghĩa với việc 69% nguồn cung nước ngọt của cả Trái đất chảy thẳng ra biển. Quá trình này không những khiến lượng nước ngọt của nhân loại hao hụt, mà còn khiến các dòng hải lưu và khí hậu bị thay đổi và nguy cơ tạo ra một kỷ băng hà mới là có thể.
Clip nguồn Vietnam+
Và khi điều này xảy ra, kỷ băng hà mini tại Bắc Âu phía trên cũng sẽ biến mất, thậm chí sông và hồ trên thế giới cũng vậy. Tất cả sẽ bốc hơi vì nhiệt độ tăng quá nhanh, khiến nhiều vùng đất trở nên khô cằn. Bão tố, lũ lụt, lốc xoáy, tất cả sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Việc trong phút chốc băng tan hết có lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra vì lượng băng giá trên Trái đất đủ dày để ngăn nó tan chảy cùng một lúc. Tuy nhiên, chuyện có thật là băng ở 2 cực đang tan rất nhanh. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi của mùa hè, hàng tỉ tấn băng tại 2 cực đã tan biến - tất cả là vì hệ quả của hiện tượng Trái đất nóng lên khiến khí hậu thay đổi.