TPO - Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn giải pháp bỏ quy định về cán bộ, công chức cấp xã. Thống nhất một cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ trên nguyên tắc “có vào - có ra, có lên - có xuống”...
TPO - Ngoài quy định tại thông tư của Bộ Nội vụ, việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn phụ thuộc vào Quy chế nâng bậc lương của cơ quan, đơn vị.
TPO - “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng”, Bộ Nội vụ trả lời ý kiến một số cơ quan về việc quản lý, xử lý kỷ luật, tạm đình chỉ công tác với cán bộ, công chức.
TPO - "Mặc dù bình diện người bị ảnh hưởng số lượng khá đông, có lẽ đông nhất với khoảng 100.000 người, nhưng chúng ta mạnh dạn bỏ ra nguồn lực đáng kể. Nếu được Bộ Chính trị đồng ý sẽ là chính sách đặc thù vượt trội, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu.
TPO - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, năm 2024, việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, ngoài ra còn bổ sung 10% tiền thưởng trên tổng quỹ lương cơ bản cho cơ quan, đơn vị.
TPO - Về việc hợp nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Nội vụ cho biết đó là nhiệm vụ “đặc biệt quan trọng”, được thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, để cán bộ, công chức sau hợp nhất yên tâm công tác.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ngành bảo hiểm thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 1 và tháng 2 năm 2025) vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025 nhằm tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách vui xuân, đón Tết.
TPO - Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính phủ đã có văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận huyện.
TPO - Hợp nhất các bộ nhưng không mang tính cơ học, không để tình trạng “chảy máu chất xám”, lãng phí người tài…Những yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi làm việc với các bộ, ngành về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải vào sáng 17/12.
TPO - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sẽ tập trung ưu tiên chính sách đặc biệt, nổi trội để khuyến khích đối tượng nghỉ ngay, nghỉ trong 12 tháng kể từ khi cơ quan đơn tổ chức thực hiện sắp xếp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
TPO - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng lưu ý, các tổ chức hội, quỹ phải “chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng tinh gọn bộ máy”, ghép, sáp nhập các hội, quỹ thuộc các bộ, ngành.
TPO - Bộ Nội vụ khẳng định, thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy, là thông tin không chính xác.
TPO - Chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, trên cơ sở rà soát quy định, đánh giá đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm và công sức của hội thẩm khi tham gia xét xử, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy nâng mức chi 900.000 đồng/ngày là phù hợp.
TPO - Bộ Nội vụ vừa có văn bản hướng dẫn định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.
TPO - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ này đang tập trung "làm ngày làm đêm" xây dựng các phương án sắp xếp, với tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng.
TPO - Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XVI bảo đảm tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, giảm đầu mối bên trong, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
TPO - Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát dẫn chứng, một con bò sữa có tới ba bộ cùng quản lý. Cụ thể, Bộ NN&PTNT quản lý về chăn nuôi, Bộ Công Thương quản lý về chế biến, Bộ Y tế quản lý về uống sữa.
TP - Bày tỏ sự đồng tình với phương án đề xuất sáp nhập các bộ, ngành mà Ban Tổ chức Trung ương nêu ra, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung cho rằng, bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy lại cho tinh gọn cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn cán bộ, để bộ máy sau khi sáp nhập hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
TPO - Sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, dự kiến tên gọi mới là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển, hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Trong khi đó, Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng sau hợp nhất dự kiến mang tên là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
TPO - Bộ Nội vụ vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái cử bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
TPO - Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi luật theo hướng từng bước bỏ quy định về ngạch và cơ cấu ngạch công chức, hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng và trả lương theo vị trí việc làm.
TPO - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành các quyết định nghỉ hưu từ 1/12 đối với một số cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.
TPO - Bộ Nội vụ cho biết, Luật Cán bộ, công chức hiện hành đã bộc lộ hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Theo đó, một số chủ trương mới của Đảng về công tác cán bộ cần tiếp tục thể chế hóa, bảo đảm thực hiện bằng quy định của luật.
TPO - Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan an ninh mạng rà soát, xử lý việc đưa các thông tin không đúng sự thật liên quan đến thông tin sáp nhập các tỉnh, thành phố.
TPO - Trao đổi với báo chí ngày 27/11, đại diện Bộ Nội vụ khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội về sáp nhập tỉnh, thành là thông tin không đúng.
TPO - Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, chủ trương tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn và cảm hứng này phải được truyền đi từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương, địa phương đến các thành phần xã hội, người dân.
TPO - Bộ Nội vụ được giao khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11.
TP - Đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo đang nhận được sự ủng hộ của những người trong ngành và dư luận xã hội.
TP - Dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT soạn thảo có nội dung mới là đề xuất trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ của các nhà giáo cũng như các chuyên gia.