TPO - Nhu cầu đổi tiền mới, tiền số seri đẹp để lì xì, quà tặng trong dịp Tết bắt đầu tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu này, dịch vụ đổi tiền đang ngày một nở rộ.
TP - Cận Tết, phí đổi tiền lẻ có khi lên đến 500%. Người đổi tiền phải trả 6 triệu đồng để mua về 1 triệu đồng mệnh giá 500 đồng. Viện cớ khan hiếm tiền mới, giới buôn, đổi tiền tạo khái niệm “tiền lướt mới 99%” giá mềm.
TPO - Tết Tân Sửu 2021 đến gần, các loại tiền lưu niệm, tiền lì xì mang ý nghĩa may mắn, tài lộc đặc biệt hút khách. Sức nóng thị trường tăng lên, tuy nhiên, cũng từ đó xuất hiện những cảnh báo tiền giả, tiền nhái từ giới kinh doanh, người chơi.
TPO - Chỉ còn vài ngày nữa tới Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, lợi dụng nhu cầu tiền lẻ để lì xì, đi lễ chùa đầu năm, các dịch vụ đổi tiền lẻ rầm rộ trên mạng xã hội như Facebook. Phí đổi cao ngất ngưởng, tuỳ theo mệnh giá tiền lẻ có thể lên tới 30%.
TP - Mặc dù Thủ tướng đã có chỉ đạo xử lý vi phạm nếu đổi tiền không đúng quy định, tuy nhiên tại TPHCM, dịch vụ đổi tiền lẻ chợ đen vẫn rất nhộn nhịp, công khai, khách có nhu cầu đổi bao nhiêu cũng có.
TP - Ngày 21/2, Công an quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1988), trú tại phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân (Hà Nội) để điều tra, làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TPO - Mặc dù bị cấm và sẽ xử lý nghiêm nếu vi phạm nhưng tình trạng đổi tiền lẻ lấy phí chênh lệch vẫn diễn ra ngang nhiên tại đền Hoàng Mười (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), điều này gây ra phản cảm cho khách thập phương về lễ viếng.
Khoảng một tháng trước Tết Nguyên đán, giới nhân viên văn phòng lại hỏi thăm khắp nơi nhờ đổi tiền lẻ để mừng tuổi, trong khi thị trường đổi tiền chợ đen đã hoạt động nhộn nhịp với mức phí 10-50%, thậm chí 70%.
Công điện của Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan nhà nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 phải hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội; quản lý việc đặt tiền lễ, tiền giọt dầu bảo đảm văn minh, tiết kiệm, hợp lý.
TP - Bất chấp quy định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ nhưng tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội, dịch vụ kinh doanh đổi tiền lẻ vẫn lén lút hoạt động. Điều đáng nói, tỷ lệ tiền chênh lệch tăng chóng mặt từng ngày.
TP - Nhiều địa phương rục rịch đón đầu mùa lễ hội 2015, trong đó việc đốt vàng mã tại di tích, tiền lẻ cài cắm khắp các ban thờ, tượng phật vẫn là điểm nóng.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, hoạt động đổi tiền lẻ để ăn chênh lệch ở các đền chùa, lễ hội… hiện nay là trái với quy định tại Nghị định 96. Theo đó, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Dịp cuối năm, dịch vụ đổi tiền lẻ lại vào mùa. Nhu cầu đổi tiền mừng tuổi Tết theo phong tục không nhiều, nhưng nhu cầu đổi tiền mệnh giá nhỏ để đi lễ cuối năm, đầu năm thì tăng đột biến. Năm nay, phí dịch vụ đổi tiền lẻ dâng cao chót vót. Người kinh doanh sẽ thu được lãi khủng từ dịch vụ này.
TP - Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, GS Ngô Đức Thịnh, tục lệ mang tiền lẻ đi lễ chùa có từ xa xưa vốn được các cụ gọi giản dị là tiền “giọt dầu”, với ý nghĩa góp chút lòng thành nhỏ bé vào hoạt động của đền, chùa.
TP - Hoạt động đổi tiền tại những “điểm nóng” ở Hà Nội và cả trên mạng đang nóng lên từng ngày với đủ loại hình chào mời, đủ mức giá đổi tiền khác nhau. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, sẽ không có chuyện in tiền để phục vụ đổi tiền lẻ đi lễ chùa do chi phí lớn và lãng phí.
TPO - Mấy ngày nay, hàng nghìn người đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), thắp hương cầu may nhân dịp đầu năm mới. Nhiều người rải tiền lẻ tứ tung, gây mất mỹ quan khu vực này.
Tiền mới, tiền có số đẹp, tiền độc đáo... đang được nhiều người săn lùng để dành làm quà lì xì đầu năm mới. Cũng từ đây, nhiều "dịch vụ" ăn theo đã ra đời.
Trong những ngày này, câu chuyện về đổi tiền lẻ đang là đề tài được nhiều người bàn tán. Nhiều người phải “cắn răng” chấp nhận đổi tiền tại “chợ đen” vì việc đổi tiền lẻ tại các ngân hàng là điều không thể nếu không phải khách VIP hoặc không có người quen.