Tác phẩm Chí Phèo có cổ súy cho cái xấu?

Tác phẩm điện ảnh lấy nội dung từ truyện ngắn Chí Phèo.
Tác phẩm điện ảnh lấy nội dung từ truyện ngắn Chí Phèo.
TPO - Nhiều thầy cô dạy văn cho rằng không có bất cứ lí do gì để có thể loại bỏ tác phẩm Chí phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn phổ thông.

Trước đề xuất của tác giả Song Hiền nên loại tác phẩm Chí phèo khỏi SGk lớp 11, các giáo viên Văn của trường phổ thông liên cấp Wellspring, Hà Nội cho rằng, truyện ngắn “Chí Phèo” từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như độc giả đánh giá là một kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại.

Nhiều thế hệ học sinh đã từng rất hứng thú, say mê khi học tác phẩm này. Khi ra trường rồi các em vẫn rất nhớ Chí Phèo, thị Nở và sẽ không ngần ngại nhắc đến “Chí Phèo” đầu tiên khi được đề nghị kể tên những tác phẩm văn học ấn tượng trong chương trình văn học phổ thông.

Thứ hai, học sinh nhớ đến tác phẩm không phải vì những tình tiết kích thích thị hiếu như Chí Phèo rạch mặt, ăn vạ, đâm thuê chém mướn hay tình tự với thị Nở dưới trăng. Các em nhớ đến “Chí Phèo” bởi những trang viết thấm đẫm tư tưởng nhân văn của tác giả Nam Cao với những nhân vật điển hình bất hủ: Đó là nhân vật Chí Phèo với một “tuổi thơ dữ dội” nhưng vẫn nỗ lực vươn lên trở thành chàng trai lương thiện, tự trọng, giàu ước mơ, khát vọng của tuổi hai mươi.

Việc chọn tác phẩm  nào, đoạn trích nào để dạy cho các em không phải là điều quan trọng mà cốt lõi là sự định hướng của giáo viên cho học sinh những vấn đề có ý nghĩa giáo dục, gắn với thực tế để các em được trải nghiệm và tích lũy cho mình nhiều bài học quý đặt ra trong mỗi tác phẩm.

Khi bị tha hóa biến chất Chí vẫn phấp phỏng, lo âu với khát khao hoàn lương cháy bỏng rồi tự kết liễu đời mình để được “sống và chết như một con người”; Đó là nhân vật thị Nở “xấu đến ma chê quỷ hờn” nhưng là người duy nhất và cuối cùng ở làng Vũ Đại mang đến sức mạnh “phục sinh tâm hồn” cho Chí…

Thứ ba, khi học tác phẩm này, chưa bao giờ học sinh đồng tình, cổ súy cho những hành động xấu, hành động ác của Chí Phèo khi bị tha hóa. Trái lại, qua nhân vật Chí Phèo, các em có thể hiểu một cách tường tận nỗi đau khổ tột cùng của một người nông dân bị tha hóa biến chất, bị đồng loại ruồng bỏ khiến cuộc đời là những chuỗi ngày bi kịch “người ta nhắc đến anh thật ghê sợ nhưng điều ghê sợ hơn là người ta không nhắc đến anh”. Từ đó, tác phẩm đã góp phần tác động đến nhận thức của học sinh, giúp các em có cái nhìn đa chiều và nhân văn về cuộc sống và con người trong xã hội.

Mặt khác, theo các thầy cô tổ ngữ văn,  với các luồng ý kiến khác nhau về nhân vật Chí Phèo, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tranh biện, tìm hiểu về hoàn cảnh của nhân vật lúc bấy giờ, liệu có con đường nào khác cho nhân vật hay không? Liệu nhân vật có phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình? Từ những phần liên hệ đó, học sinh sẽ thấy tác phẩm văn học trở nên rất gần gũi, đồng thời có bài học giáo dục thực tế cho bản thân (cần có bản lĩnh trước những ngã rẽ của cuộc đời).

“Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, bản thân mỗi tác phẩm đã chứa đựng trong nó những giá trị nhất định đồng thời cũng song song tồn tại các “góc khuất” không ai muốn chạm tới. Thế nên, việc lựa chọn để đưa 1 tác phẩm "hoàn hảo" về mọi mặt vào giảng dạy trong nhà trường với đối tượng là các em học sinh chưa thực sự trưởng thành về tâm sinh lý, nhân cách là không hề đơn giản. Đôi khi, việc chọn tác phẩm  nào, đoạn trích nào để dạy cho các em không phải là điều quan trọng mà cốt lõi là sự định hướng của giáo viên cho học sinh những vấn đề có ý nghĩa giáo dục, gắn với thực tế để các em được trải nghiệm và tích lũy cho mình nhiều bài học quý đặt ra trong mỗi tác phẩm” – một giáo viên dạy văn của trường khẳng định.

Do đó, sự định hướng của giáo viên trong quá trình giảng dạy một tác phẩm văn họ là vô cùng quan trọng. Khi thầy cô định hướng sai, chắc chắn học sinh sẽ hiểu sai. Và ngược lại, nếu thầy cô thực sự nhìn nhận vấn đề ở góc độ nhân văn, có tính tích cực thì cảm hứng ấy cũng sẽ lan tỏa đến học trò, trở thành những ngọn đuốc soi đường cho tư tưởng hướng đến những giá trị chân-thiện-mĩ của các em.

Từ những lý do trên, các giáo viên của tổ ngữ văn của trường phổ thông liên cấp Wellspring, Hà Nội cho rằng không có bất cứ lí do gì để có thể loại bỏ tác phẩm ra khỏi chương trình Ngữ văn phổ thông.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...