Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam

Tàu HQ-377 neo tại Căn cứ 696
Tàu HQ-377 neo tại Căn cứ 696
Lữ đoàn Tàu pháo - tên lửa 167 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (đóng quân tại Căn cứ 696, Đồng Nai) là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng.

Đặc biệt, Lữ đoàn Tàu pháo - tên lửa 167 cùng với các đơn vị của Vùng 2 Hải quân thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đáng kể nhất ở đây là 2 tàu pháo - tên lửa mang số hiệu HQ-377 và HQ-378 mới được biên chế vào đơn vị hồi giữa tháng 7.2014. Đây là 2 trong số 6 tàu pháo - tên lửa hiện đại lớp 1241.8 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở chuyển giao công nghệ của Liên bang Nga.

Hệ thống hỏa lực trên 2 tàu HQ-377 và HQ-378 gồm tên lửa Kh-35 Uran-E (16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu) có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, ở tầm bắn 130 km.

Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu còn được trang bị 1 pháo hạm tự động AK-176M (cỡ nòng 76,2 mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút), 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M (tốc độ bắn lên đến 5.000 phát/phút).

Ngoài ra, Lữ đoàn còn có 2 tàu HQ-272 và HQ-273 thuộc lớp TT-400TP (lượng giãn nước trên 400 tấn), được đóng theo phương pháp module độc lập (trong đó các bộ phận gần như độc lập, hoàn chỉnh trước khi lắp đặt tổng thể). Hai tàu này được trang bị pháo AK-176M, AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, quang điện từ... và tích hợp nhiều hệ thống tự động hóa, có tính chính xác cao, bảo đảm tác chiến trong mọi tình huống.

Hình ảnh về công tác luyện tập sẵn sàng chiến đấu của Lữ đoàn 167, do PV Thanh Niên Online thực hiện:

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 1

Pháo AK-176M ở mũi tàu

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 2

Thiết kế buồng hành trình đặc thù, phục vụ tác chiến trên biển

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 3

Trang bị tên lửa của HQ-377 và HQ-378 là 16 quả đạn, vượt trội so với tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 4

Tàu HQ-378 của Lữ đoàn 167, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân neo cạnh tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng của Lữ đoàn 162, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Đồ sộ và kềnh càng, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard này chỉ hơn tàu pháo - tên lửa lớp 1241.8 ở tên lửa Sosna-R (trong tổ hợp phòng không Palma), trực thăng săn ngầm Ka-28 (nếu theo tàu) và hệ thống vũ khí chống ngầm (nếu có)

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 5

Xuồng cao su cứu sinh, chống biệt kích người nhái đặt giữa khu vực ống xả trên và dưới là 2 tháp pháo AK-630, ở phía sau tàu

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 6

Ống xả trên sẵn sàng

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 7

Ống xả dưới cũng sẵn sàng, giúp tàu cơ động với tốc độ tối đa là 38 hải lý/giờ, đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 8
Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 9
Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 10

Hệ thống ra đa và trinh sát điện tử

Sức mạnh tàu pháo - tàu tên lửa bảo vệ thềm lục địa phía nam ảnh 11

Toàn cảnh tàu HQ-377, nhìn từ mạn phải tàu HQ-012 Lý Thái Tổ

Theo Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG