Sức mạnh khủng khiếp của pháo hạm trên tàu chiến Mỹ

Hình ảnh mô phỏng đạn LRLAP của USS Zumwalt. Ảnh: Mer et marine.
Hình ảnh mô phỏng đạn LRLAP của USS Zumwalt. Ảnh: Mer et marine.
Với tầm bắn tối đa lên đến 150 km và sức công phá lớn, pháo hạm AGS 155 mm được đánh giá có sức mạnh tương đương các tên lửa hành trình hiện đại.

Mới đây, Bộ Quốc Mỹ đã công bố những hình ảnh thử nghiệm trên biển đầu tiên của tàu khu trục cỡ lớn USS Zumwalt có giá trị lên đến 4,3 tỷ USD. Bên cạnh các trang thiết bị vũ khí hiện đại như tên lửa hành trình siêu thanh, công nghệ tàng hình tối tân, USS Zumwalt còn sở hữu một vũ khí uy lực khác là hệ thống pháo hạm AGS có tầm bắn xa và độ chính xác rất cao, theo Mer et marine.

Các tàu khu trục của Mỹ hiện nay được trang bị pháo hạm để khắc phục điểm yếu của tên lửa hành trình trên tàu là chỉ có thể tấn công mục tiêu ở xa, khó đối phó với các mục tiêu ở cự ly gần. Tuy nhiên, các chuyên gia của Mer et marine cho rằng hệ thống pháo AGS của USS Zumwalt hoàn toàn có thể thay thế mọi loại lên lửa hành trình chống hạm bởi phạm vi hoạt động rộng, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở khoảng cách gần và xa.

Hệ thống pháo hạm tân tiến AGS (Advanced Gun System) được tập đoàn Lockkheed Martin của Mỹ phối hợp hãng BAE Systems của Anh phát triển. Chương trình pháo hạm AGS được bắt đầu từ năm 2002, và vũ khí hiện đại này được thử nghiệm thành công vào năm 2005.

Pháo AGS có cỡ nòng 155 mm, là loại pháo hạm cỡ nòng lớn nhất được trang bị cho tàu chiến hiện đại trên thế giới hiện nay. Với tháp pháo hình chữ nhật, AGS có thiết kế hoàn toàn khác so với các pháo hạm truyền thống thường có ụ pháo hình trụ. Đạn pháo được bắn ra khỏi nòng nhờ động cơ tên lửa, cho phép đạn có tầm bắn xa hơn so với loại đạn sử dụng thuốc phóng thông thường.

Khi không hoạt động, nòng pháo AGS được thu gọn vào bên trong tháp pháo để tăng khả năng tàng hình cho tàu khu trục USS Zumwalt.

AGS hoạt động hoàn toàn tự động, khoang tiếp đạn có thể chứa 750 viên, được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.

Sức mạnh khủng khiếp của pháo hạm trên tàu chiến Mỹ ảnh 1

Hình ảnh mô phỏng hai tháp pháo AGS khai hỏa. Ảnh: Mer et marine.

Đạn của AGS là loại đạn tấn công mặt đất tầm xa (LRLAP) được thiết kế có các cánh đuôi và cánh lái giúp nó đạt độ ổn định cao khi bay đến mục tiêu và cho phép tăng tầm bắn. LRLAP là loại đạn có điều khiển, bay đến mục tiêu nhờ công nghệ dẫn hướng quán tính và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Tầm bắn tối đa của đạn LRLAP lên đến 154 km, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 50 m. Trong các cuộc thử nghiệm năm 2005, đạn LRLAP đã đạt tầm bắn tới 109 km.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hai tàu khu trục lớp Zumwalt với 4 pháo AGS có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh thông thường. Đạn pháo LRLAP có hiệu quả cao trong việc chống lại các mục tiêu khác nhau như tàu chiến đối phương, các mục tiêu ven biển, thậm chí là các mục tiêu sâu trong đất liền.

Với khả năng này, AGS hứa hẹn sẽ giúp USS Zumwalt thực hiện hoạt động pháo kích phủ đầu vào các mục tiêu đất liền trước khi tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường biển quy mô, hoặc hỗ trợ các lực lượng bộ binh đã đổ bộ tiến sâu vào lãnh thổ địch.

Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng pháo hạm AGS là một giải pháp đột phá trong công nghệ trang bị vũ khí cho các tàu chiến. Loại pháo này có tầm bắn tương đương tên lửa hành trình nhưng có chi phí thấp hơn nhiều. Ngoài ra, AGS còn thể hiện được độ cơ động khi tiêu diệt hữu hiệu các mục tiêu gần, vốn là điểm yếu cố hữu của các tên lửa hành trình đắt đỏ.

Trên biển, do giới hạn về đường chân trời, các tàu chiến gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu di chuyển trên mặt biển từ xa. Để tiêu diệt các mục tiêu này, tên lửa diệt hạm tầm xa là vũ khí chủ lực của các tàu chiến, nhưng chúng lại có chi phí đắt đỏ và số lượng mang theo hạn chế. Trong bối cảnh đó, pháo hạm AGS là sự thay thế hoàn hảo cho tên lửa, các chuyên gia nhận định.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.