Là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ, thế hệ thứ 4, MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km.
Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
MiG-29 sử dụng được 10 kiểu loại tên lửa, 4 loại bom, cùng thiết bị gây nhiễu...
MiG-29 có khả năng bay kiểu “Rắn hổ mang” trên không, tạo lợi thế về chiến thuật; tên lửa bắn từ góc rất hẹp… khiến cho đối phương thực sự lo ngại.
Nhược điểm rõ ràng nhất của MiG-29 là khả năng chứa nhiên liệu hạn chế.
MiG-29 không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và thùng chứa bên ngoài đã hạn chế cả khả năng cơ động và tốc độ của nó.
Bên cạnh đó, tầm hoạt động “bị giới hạn” của MiG-29 cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
Một hạn chế khác của MiG-29 là hệ thống radar. Radar của MiG-29 có màn hình hiển thị kém, do đó nhận định tình huống không tốt.
Đã có trên 1600 chiếc MiG-29 được Nga sản xuất trong 29 năm, riêng xuất khẩu đạt gần 1.000 chiếc sang khoảng 30 nước.
Tính tới thời điểm năm 2012, không quân Nga sở hữu 270 chiếc MiG-29, hải quân Nga có trong biên chế 40 chiếc.