Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR), tính đến 16 giờ ngày 21/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Chi tiết 33.891 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 08-21/3/2021 như sau:
- Tỉnh Hải Dương: 16.635 người
- TP. Hà Nội: 6.360 người
- TP. Hải Phòng: 205 người
- Tỉnh Hưng Yên: 2.571 người
- Tỉnh Bắc Ninh: 2.233 người
- Tỉnh Bắc Giang: 2.642 người
- Tỉnh Hòa Bình: 887 người
- Hà Giang: 176 người
- Điện Biên: 115 người
- TP. Đà Nẵng: 117 người
- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người
- Tỉnh Gia Lai: 200 người
- TP. Hồ Chí Minh: 916 người
- Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người
- Bình Dương: 398 người
- Tỉnh Long An: 224 người.
Bộ Y tế khuyến cáo sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vẫn cần tiếp tục thực hiện đầy đủ thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.
Quảng Ninh vừa tiếp nhận 4.100 liều vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 đợt I năm 2021 từ phía VNVC cung cấp theo kế hoạch phân bổ của Bộ Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh là đầu mối tiếp nhận số vắc xin này.
Trước đó, Bộ Y tế đã có Quyết định về việc phân bổ đợt 1 vaccine phòng COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 14 tỉnh, thành phố và 21 Bệnh viện trong cả nước. Theo Quyết định, tổng số vaccine phòng COVID-19 được phân bổ cho tỉnh Quảng Ninh đợt 1 là 4.100 liều.
Trước khi tiêm cho các đối tượng, Sở Y tế sẽ ban hành kế hoạch chiến dịch tiêm phòng vắc xin cụ thể như tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thực hiện công tác tiêm chủng ở các tuyến theo quy trình Bộ Y tế.
Sau đợt I, ngành Y tế Quảng Ninh sẽ tiếp tục lên kế hoạch và tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân căn cứ theo phân phối vắc xin của Bộ Y tế, trên quan điểm thận trọng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tiêm chủng ở mức độ cao nhất.
Quảng Ninh dừng các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19
Từ 0h ngày 22/3, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng hoạt động các chốt kiểm soát dịch COVID-19 đối với phương tiện, người ra vào tỉnh tại các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Tiên Yên, Hạ Long.
Căn cứ diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố giáp ranh đã được kiểm soát, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc thực hiện “mục tiêu kép” năm 2021, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 vừa có công văn về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trạng thái mới.
Cụ thể, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Tiên Yên, Hạ Long tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát đối với phương tiện, người ra vào tỉnh từ 0h ngày 22/3.
Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh được mở lại với điều kiện thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, bị động và bất ngờ trong mọi tình huống.
Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu người dân nâng cao ý thức tự giác, tự quản, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, khai báo y tế trung thực, đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng và khuyến khích việc xét nghiệm COVID-19 tự nguyện.
Cơ quan chức năng tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện, xử lý nghiêm và công khai các trường hợp vi phạm quy định phòng dịch.
Riêng đối với thị xã Đông Triều, Ban chỉ đạo tỉnh giao ông Phạm Văn Thành – Chủ tịch UBND TX Đông Triều căn cứ tình hình của từng địa bàn giáp ranh để có quyết định cụ thể, phù hợp và chịu trách nhiệm đối với việc quyết định các nội dung nêu trên.
10 tỉnh, thành phố 37 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Tính từ 18h ngày 21/3 đến 6h ngày 22/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.572 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.
Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
Đến hôm nay, 10 tỉnh, thành phố đã qua 37 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội, đã tròn qua 34 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.
Hải Phòng, đã qua 27 ngày thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.
Tính riêng tại địa bàn Hải Dương, một trong hai địa phương đầu tiên có dịch trong đợt này và là địa phương dịch kéo dài nhất, phức tạp nhất, 4 ngày nay không ghi nhận ca mắc mới.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.599, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 492
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.379
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.728.
Về công tác điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.198 bệnh nhân COVID-19/ 2.571 bệnh nhân.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 118 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 37 ca âm tính lần 1 Số ca âm tính lần 2: 18 ca; số ca âm tính lần 3 là 63 ca.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, hiện có 3 trường hợp bệnh nhân nặng, gồm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Các trường hợp này đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 3-5 lần, tuy nhiên các bệnh nhân này có một số bệnh lý nền và đang tập tự thở nên vẫn đang tiếp tục theo dõi sát trong quá trình điều trị.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Trong 12 giờ qua, số ca mắc COVID-19 của thế giới tăng 315.795 ca, tử vong tăng 3,794 ca. Đến nay, cả thế giới có 123.838.954 ca mắc COVID-19 trong đó 99.731.646 ca đã khỏi bệnh; 2.727.153 ca tử vong và 21.380.155 ca đang điều trị (90.222 ca diễn biến nặng).4.100 liều vắc xin Quảng Ninh nhận đợt 1 sẽ được tiêm cho những ai?
Quảng Ninh vừa tiếp nhận 4.100 liều vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 đợt I năm 2021 từ phía VNVC cung cấp theo kế hoạch phân bổ của Bộ Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh là đầu mối tiếp nhận số vắc xin này.
Trước đó, Bộ Y tế đã có Quyết định về việc phân bổ đợt 1 vắc xin phòng COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 14 tỉnh, thành phố và 21 Bệnh viện trong cả nước. Theo Quyết định, tổng số vaccine phòng COVID-19 được phân bổ cho tỉnh Quảng Ninh đợt 1 là 4.100 liều.
Trước khi tiêm cho các đối tượng, Sở Y tế sẽ ban hành kế hoạch chiến dịch tiêm phòng vắc xin cụ thể như tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thực hiện công tác tiêm chủng ở các tuyến theo quy trình Bộ Y tế.
Toàn bộ 4.100 liều vắc xin này sẽ được tiêm trong đợt I năm 2021, dự kiến sẽ được tổ chức trong tuần sau, sẽ ưu tiên cho nhóm nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng, chống dịch tại các địa phương có ca bệnh và tại các bệnh viện như: Bệnh viện số 2, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, Bệnh viện Sản Nhi và địa phương có ca bệnh COVID-19.
Sau đợt I, ngành Y tế Quảng Ninh sẽ tiếp tục lên kế hoạch và tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân căn cứ theo phân phối vắc xin của Bộ Y tế, trên quan điểm thận trọng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tiêm chủng ở mức độ cao nhất.
Được biết, vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 này là loại vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford của Anh, lô sản xuất bởi Công ty SK Biosience Hàn Quốc, dạng dung dịch tiêm, hộp 10 lọ, mỗi lọ gồm 10 liều 0,5ml.
Theo nhà sản xuất, vắc xin này được phép chỉ định tiêm phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi, gồm 2 mũi, tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần.
Vắc xin được bảo quản trong môi trường lạnh từ 2 đến 8oC trong suốt quá trình vận chuyển và được tiếp nhận, tiếp tục bảo quản ở điều kiện nhiệt độ an toàn tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh trước khi phân phối cho các đơn vị được phép tổ chức tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Bệnh nhân đến từ Hải Dương sẽ phân luồng đi riêng ngay từ cổng Bệnh viện
Sở Y tế Hải Phòng vừa có văn bản gửi các cơ sở y tế trong và ngoài ngành thực hiện nghiêm khai báo y tế, sàng lọc, phân luồng phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.
Đối với những bệnh nhân đến khám và điều trị, đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng thực hiện phân luồng ngay từ cổng bệnh viện, nếu bệnh nhân đến từ Hải Dương thì phân luồng đi riêng theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Tại bộ phận tiếp nhận làm khai báo y tế
Nếu bệnh nhân là người đi/đến từ huyện Kim Thành, thành phố Chí Linh, thành phô Hải Dương, thì lập danh sách gửi ngay vào nhóm phản ứng nhanh phòng chống dịch của Sở Y tế để báo cáo và gọi Trung tâm cấp cứu 115 đưa đi cách ly tập trung theo điều tiết của Sở Y tế.
Đối với bệnh nhân đến/đi từ những địa phương còn lại của tỉnh Hải Dương đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 2 ngày, nếu có ho, sốt, khó thở... cho chuyên khoa nhiệt đới của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, nếu không có các dấu hiệu nghi nhiễm nêu trên thì tổ chức khám bệnh kê đơn hoặc điều trị nội trú.
Những bệnh nhân chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (là đối tượng thuộc diện phải cách ly tại nhà): Bệnh viện phải bố trí khu riêng để khám bệnh. Trường hợp bệnh nhân phải điều trị nội trú bệnh viện phải bố trí phòng lưu cách ly riêng chờ kết quả xét nghiệm:
- Đối với những bệnh viện đã có máy xét nghiệm SARS-CoV-2 (Bệnh viện Việt Tiệp, Đa khoa Quốc Tế, Vinmec): Lấy mẫu làm xét nghiệm cho bệnh nhân (bệnh nhân tự chi trả kinh phí), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cho bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khu riêng.
- Đối với những bệnh viện không có máy xét nghiệm SARS-CoV-2: Bệnh viện phải lấy mẫu và gửi về Trung tâm Y tế dự phòng thành phố để làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân (bệnh nhân tự chi trả kinh phí), nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cho bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khu riêng.
Bước 2: Tại khu vực khám bệnh
Bệnh nhân đến từ Hải Dương phải bố trí phòng khám riêng cho bệnh nhân (áp dụng như trường hợp đến từ vùng dịch). Nếu phải làm xét nghiệm thì chuyển mẫu bệnh phẩm, hạn chế việc bệnh nhân đi lại nhiều phòng trong Bệnh viện.
Bước 3: Tại khu vực điều trị nội trú
Các khoa phòng phải bố trí phòng điều trị và theo dõi riêng cho bệnh nhân là người Hải Dương, tất cả những bệnh nhân điều trị nội trú chỉ được 1 người nhà chăm sóc, điều trị và hạn chế đi lại. Phát thẻ riêng cho người chăm sóc người bệnh, mỗi người chỉ được 1 thẻ chăm sóc.
Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương triển khai, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm nếu không triển khai các biện pháp phòng chống việc lây nhiễm COVID-19 tại đơn vị. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo Sở Y tế để được tháo gỡ kịp thời.