Sự thật sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên?

Sự thật sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên?
TPCN - Một nước Triều Tiên ít được bên ngoài biết tới, sau khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân hôm 9/10 đột nhiên được báo chí thế giới gọi là đứng trong Top 5 cường quốc quân sự.
Sự thật sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên? ảnh 1

Vậy rốt cuộc sức mạnh quân sự thực sự của CHDCND Triều Tiên như thế nào là điều được giới truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm.

Sách “Sổ tay Triều Tiên” do CIA biên soạn tính toán: Năm 2002, CHDCND Triều Tiên chi cho quân sự 5 tỷ USD, đứng thứ 22 thế giới. Quân đội Triều Tiên có 1,17 triệu quân thường trực, chiếm 5% dân số, cộng thêm số quân dự bị đông tới 7,5 triệu người.

Báo chí Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã đạt tới độ thành thục trong việc sản xuất các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Bruce Benard, chuyên gia nghiên cứu của Cty Rant (Mỹ) cũng tính toán: Đến năm 2010, CHDCND Triều Tiên có từ 70 đến 95 tên lửa Rodong-1, 50 – 75 Rodong-2, 150-200 tên lửa Taepudong-1, 25-50 tên lửa vượt đại châu. Hiện nay CHDCND Triều Tiên có khoảng 800 quả tên lửa đất đối đất các loại.

Tướng Bell, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc thậm chí còn cho rằng: “Tên lửa tầm ngắn của CHDCND Triều Tiên đã đạt tới sự tiến bộ mang tính thời đại về độ chính xác và khả năng cơ động”.

Tuy các thế lực bảo thủ ở Mỹ, Nhật, Hàn đều nhất trí cho rằng “sức mạnh quân sự của Triều Tiên rất lớn”, nhưng Giáo sư Han Je Yng ở ĐH Khánh Nam lại cho rằng đó chẳng qua chỉ là “chuyện thần thoại sai lầm”, vì nhiều người đều “đánh giá kẻ thù ở mức lớn nhất và đánh giá mình ở mức thấp nhất”.

Một bản báo cáo năm 2004 của Viện nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc viết, so sánh tương quan lực lượng quân sự giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên thì lục quân Hàn Quốc bằng 80% của Triều Tiên, Hải quân là 90%, Không quân là 103%, và kết luận: “Lực lượng quân sự Hàn Quốc ở vào thế yếu hơn”.

Nhưng báo “Tin tức mọi mặt” và “Dân tộc Hàn” lại bày tỏ nghi ngờ về kết luận đó. Vì trong báo cáo ấy viết về số lượng xe tăng của hai bên tương đương nhau, song thực tế xe tăng Triều Tiên đều được sản xuất từ những năm 1950.

Có tới 60% số máy bay của Triều Tiên là các loại Mig được sản xuất trong thời kỳ từ 1949 – 1953, đều không thể tác chiến ban đêm. Mặt khác do khan hiếm xăng dầu nên có chiếc mấy năm liền không được cất cánh huấn luyện.

Tờ “Nhật báo Văn hóa” thì viết, Triều Tiên hiện rất khó khăn trong cả việc bảo quản, sửa chữa, bổ sung vũ khí thông thường. 3 năm qua gần 30 tàu ngầm phải neo tại căn cứ, không thể đưa vào sử dụng cho chiến đấu được nữa.

Báo chí Hàn Quốc cũng viết, một bộ phận khá lớn hạm tàu của Hải quân CHDCND Triều Tiên đã quá hạn phục vụ, gần như đã mất sức chiến đấu.

Nhưng lực lượng đặc công đông tới 12 vạn người, loại pháo tầm xa có thể bắn tới Seoul và những máy bay đột kích tầm thấp kiểu như AN-2 mới là những thứ khiến Mỹ và Hàn Quốc đau đầu.

Ngay từ thời Tổng thống Carter, các thế lực bảo thủ ở Mỹ đã tìm mọi cách ngăn cản việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Hàn Quốc. Thỉnh thoảng lại có tin Lầu Năm Góc và CIA tùy tiện điều chỉnh đánh giá về quân sự của Triều Tiên để nâng cao tính nghiêm trọng của vấn đề.

Trong bản báo cáo đệ trình ông Carter trước khi ông tới thăm Hàn Quốc có viết: “Sức mạnh quân sự thực tế của CHDCND Triều Tiên cao hơn 30% so với tính toán trước đây, họ có thể phát động một cuộc tiến công toàn diện mà không cần cảnh báo”.

Chỉ trong một đêm, quân đội Triều Tiên đột nhiên “được” họ cho tăng thêm 25 vạn người, xe tăng cũng tăng thêm 650 chiếc.

Mặc dù ông Carter rất nghi ngờ về sự tăng đột biến của quân lực Triều Tiên nhưng cũng đành chịu. Một ủy ban của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng đệ trình báo cáo: “Triều Tiên là quốc gia thứ ba có thể uy hiếp Mỹ bằng tên lửa”. Lấy cớ đó, Mỹ đã phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, lại còn ép Hàn Quốc phải mua vũ khí của Mỹ.

Trong khi tuyên truyền phóng đại về sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên, Nhật không những phát triển các vệ tinh gián điệp của riêng mình.

Từ nhiều năm nay, Mỹ luôn nghiên cứu phương án và tính khả thi của việc tiến công CHDCND Triều Tiên. Mới đây, tạp chí “Tuần tin tức” (Mỹ) đưa tin: luôn tồn tại phương án Mỹ dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên như là một cách bất đắc dĩ.

Vào năm 1993, khi nguy cơ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên lên tới đỉnh cao, Tổng thống Mỹ lúc đó là Clinton đã tuyên bố: “Nếu CHDCND Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân với đồng minh của Mỹ thì họ sẽ bị xóa khỏi bản đồ thế giới!”.

Một kế hoạch tác chiến mang mật danh “5027” cũng được lặng lẽ hoạch định. Lấy giả định là Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, một quân đội hỗn hợp Mỹ - Hàn được lập ra để xóa bỏ nhà nước CHDCND Triều Tiên.

Năm 1993, C. Powell, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ khi đó đã bảo đảm với Clinton rằng: Theo kế hoạch này, quân Mỹ sẽ chặn quân đội Triều Tiên lại bên ngoài Khai Thành và Thiết Nguyên rồi tiêu diệt hết vì đó là 2 con đường duy nhất quân đội Triều Tiên có thể tiến công với quy mô lớn.

Hồi đó, Lầu Năm góc còn đề ra kế hoạch tiêu diệt tất cả những vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đã có. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc trong khi điều trần trước Quốc hội tháng 3/1994 cũng thừa nhận có một kế hoạch tác chiến mang tính trừng phạt như thế.

Ông còn tiết lộ về 5 giai đoạn cụ thể của chiến lược chung Mỹ - Hàn: Ngăn chặn chiến tranh xảy ra, phòng ngự, giáng trả, cô lập và bình định.

Sau khi kế hoạch này ra đời, Mỹ đã đẩy mạnh tốc độ thu thập tình báo, xây dựng thiết bị và đổi mới vũ khí, thậm chí phát cho binh sỹ cuốn “Sổ tay tác chiến với Triều Tiên”.

Giữa lúc tưởng như một cuộc chiến tranh huy động những vũ khí sát thương lớn sắp bùng nổ, thì cựu Tổng thống Carter từ Bình Nhưỡng gửi về bức điện: “Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ về vấn đề chương trình hạt nhân của họ”.

Tuy chuyến thăm CHDCND Triều Tiên được coi là hành động ngoại giao tạo ra “bước ngoặt xoay chuyển càn khôn”, nhưng đồng thời cũng khẳng định “chiến tranh vẫn là hạ sách”.

“Tuần tin tức” dẫn một bản báo cáo mật của Bộ Quốc phòng viết: Nếu bán đảo Triều Tiên bùng phát chiến tranh, lực lượng mặt đất của quân đội Triều Tiên, có thể tiến đến Seoul sau 2 tuần?

Thu Hoa
Theo Thời báo Hoàn cầu, TQ, 24/10

MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.