Sử dụng thanh toán bằng tiền ảo Bitcoin, Đại học FPT sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Trước việc Đại học FPT tuyên bố dự kiến  thử nghiệm cho phép sinh viên nước ngoài thanh toán học phí bằng tiền ảo Bitcoin, sáng nay 28/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông tin liên quan đến việc này. Theo NHNN, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Trao đổi với Tiền phong, một đại diện NHNN cũng khẳng định nếu căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành và hoạt động tiền tệ trên lĩnh vực ngân hàng, nếu Đại học FPT sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán học phí công bố trên các phương tiện truyền thông thì đó là hành vi vi phạm quy định pháp luật hiện hành. Hành vi này có thể sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt đối với các phương tiện thanh toán không hợp pháp (khoản 6 điều 27 nghị định 96 của Chính phủ) với mức phạt từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Cụ thể hơn, trong thông tin phát đi sáng 28/10, NHNN cho biết: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán. Theo đó, NHNN cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đồng thời phối hợp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp vào Bộ luật Hình sự.

NHNN khẳng định: ”Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước".

Còn theo NHNN các quy định của pháp luật đã dẫn, phương tiện thanh toán không hợp pháp bị cấm (khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ) cho thấy: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

“Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam”, đại diện NHNN khẳng định.

Về chế tài xử lý vi phạm, cơ quan này nêu rõ: theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Đồng thời, từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.