Chị Nguyễn Thị Vành Khuyên là nghiên cứu sinh tính sĩ năm cuối tại Trường ĐH Macquarie, Úc. Chị có nhiều thời gian học tập, nghiên cứu về ngành Công nghệ thông tin, từng tốt nghiệp ĐH Cần Thơ, có bằng Thạc sĩ tại Pháp và Úc. Trong quá trình làm việc và nghiên cứu tại Úc về lĩnh vực hệ thống thông minh và trí tuệ nhân tạo, chị đã đạt được nhiều giải thưởng và tạo nền tảng để sáng lập ra công ty CleverPal. Ngoài ra chị làm việc cho tập đoàn chứng khoán của Úc.
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Linh Đan đang là điều phối viên Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương - APERC (Tokyo, Nhật Bản). Tốt nghiệp ngành Kinh tế Quản lý Môi trường, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chị Đan đã có thời gian một năm làm việc tại Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Năm 2009, chị nhận được học bổng toàn phần sang Nhật học Cao học, rồi Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Bền vững, ĐH Tokyo. Chị Đan là điều phối viên dự án Mô hình các Thành phố Các-bon thấp của APEC; đồng tác giải của Dự báo Cung cầu Năng lượng trong khối APEC, Tổng quan Năng lượng Việt Nam từ 2016-2018.
Nguyễn Thị Huyền Trang đang theo học hệ Thạc sĩ chuyên ngành phòng ngừa ung thư và sức khỏe dân số tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Hàn Quốc. Chị cho biết, đang tập trung nghiên cứu xác định các yếu tố nguy cơ của ung thư và phát triển các chương trình can thiệp trong phòng ngừa ung thư.
Vũ Ngọc Quỳnh đang là thành viên ban biên tập tạp chí học thuật liên ngành Exchanges thuộc ĐH Warwich, Vương quốc Anh. Từ khi là sinh viên Đại học Luật TPHCM, chị đã đạt nhiều thành tích cao trong nghiên cứu dành cho nhà khoa học trẻ và các cuộc thi học thuật.
Chị đã nhận được học bổng toàn phần lĩnh vực nghiên cứu luậ tại ĐH Monash. Các đề tài nghiên cứ của chị liên quan đến Luật lao động, Luật chống phân biệt đối xử và Luật Quản lý nhân sự. Đồng thời đã công bố một số bài nghiên cứu trên các tạp chí học thuật và có báo cáo tại các hội thảo quốc tế tại Việt Nam, Úc, New Zealand. Mới đây, chị là đại biểu tham dự Diễn đàn WE Lead (Wonmen Engaged in Leadership) do Quốc hội bang Victoria tổ chức.
Phạm Thị Quỳnh Chi (Thạc sĩ Châu Âu chuyên về Nghiên cứu Ý học, tại ĐH Bologna, Ý. Trước khi du học, cô từng làm việc tại ĐH KHXH&NV TPHCM và tham gia các khóa học về Transtainability. Đến với Diễn đàn, cô mong muốn chia sẻ các cách để có được sự tham gia cảu trí thức Việt Nam tại nước ngoài thông qua hoạt động tình nguyện ở Việt Nam, đặc biệt, tại các trường đại học. Do đó, như một hệ quả, các hoạt động tự nguyện được chuyên nghiệp hóa thông qua sự đóng góp của các trí thức trẻ sống và học tập tại nước ngoài.
Truyền lửa và kiến thức
Trong số các nữ đại biểu tham dự Diễn đàn, nhiều người đang trực tiếp làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu ở trong nước. Không chỉ truyền kiến thức, họ còn truyền lửa cống hiến và chinh phục đỉnh cao.
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Hương Giang giảng viên khoa Khoa học cơ bản, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Hơn 10 năm gắn với công tác giảng dạy, chị Giang luôn nỗ lực truyền đạt cho sinh viên về xã hội học, kỹ năng mềm. "Học viên của mình học hỏi và nâng cao kiến thức về các vấn đề xã hội, trau dồi kỹ năng là niềm vui lớn nhất của tôi", chị nói. Trong nghiên cứu chị tập trung vào các vấn đề xã hội văn hóa, việc làm, biến đổi khí hậu, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, kỹ năng mềm; sức khỏe sinh sản, gia đình, dân tộc thiểu số.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung là giảng viên khoa Tài chính - Ngân hàng, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại ĐH Ngoại thương Hà Nội, chị Nhung đã dành được học bổng Evaris Galois của Chính phủ Pháp theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Trường ĐH Bordeaux.
TS Dương Nguyễn Hồng Nhung đang là giảng viên Đại học Quốc tế - ĐHQG HCM. Chị từng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Trường ĐH Okaloma, Hoa kỳ. Chị về nước năm 2018, ngoài việc giảng dạy và tiếp tục các nghiên cứu về chất xúc tác ứng dụng trong sản xuất năng lượng xanh. Đồng thời mở rộng sang lĩnh vực nghiên cứu sản xuất các chế phẩm hữu cơ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và dược mỹ phẩm từ các nguồn thảo dược tại Việt Nam. TS Nhung đang phụ trách vai trò cố vấn Công nghệ cho AOTA - một công ty startup trong lĩnh vực sản xuất hóa dược từ nguồn gốc tự nhiên của Việt Nam.
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II năm 2019 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26 đến ngày 28/11.
Diễn đàn có 233 đại biểu có quốc tịch Việt Nam (hoặc gốc Việt Nam). Trong đó, có 106 đại biểu đang sinh sống, làm việc ở 23 quốc gia, vùng lãnh thổ; 127 đại biểu còn lại là trí thức trẻ Việt Nam đang sinh sống, làm việc trong nước. Có 42 đại biểu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ (chiếm tỉ lệ 21%).
Tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp vào 4 nội dung chính gồm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số; nâng cao năng suất lao động và đảm bảo công bằng xã hội.