Sau vụ Panama, thế giới tiếp tục chấn động vì hồ sơ Paradise

Ảnh: Revealnews
Ảnh: Revealnews
TPO - Tiếp nối vụ công bố hồ sơ Panama gây chấn động thế giới năm 2016, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức tiếp tục công bố những thông tin rò rỉ về hồ sơ Paradise, ám chỉ “thiên đường thuế” giúp người giàu giấu tiền trong hơn 6 thập kỷ tới năm 2014.

Theo Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Hồ sơ Paradise gồm 13,4 triệu tài liệu về các nhà cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, theo đó phơi bày những lợi ích và hoạt động ở nước ngoài của các chính trị gia, lãnh đạo thế giới và những người nổi tiếng cũng như những chuyên gia thuế của hơn 100 tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Apple, Nike và Uber.

Hơn một nửa số tài liệu trên liên quan tới các thỏa thuận cho vay, các báo cáo tài chính, thư điện tử, chứng thư ủy thác và các thủ tục giấy tờ khác của công ty luật chuyên về dịch vụ pháp lý ở nước ngoài Appleby có trụ sở tại quần đảo Cayman và Bermuda.

Ngoài ra, hồ sơ Paradise còn tiết lộ khoảng 500.000 tài liệu về Asiaciti có trụ sở ở Singapore cùng 6 triệu tài liệu về cơ quan đăng ký được vận hành bởi chính phủ của các “thiên đường thuế” như Bermuda, quần đảo Cayman, quần đảo Cook, Lebanon, Malta, Dominica...

Hồ sơ Paradise còn công bố những bí mật đáng chú ý khác bao gồm các khoản đầu tư cho Facebook và Twitter liên quan tới các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Nga, khoản đầu tư của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross vào một công ty vận tải biển…

Lý do các cá nhân, thực thể chọn quần đảo Cayman và Bermuda làm “thiên đường thuế” là vì Bermuda tính thuế suất thuế doanh nghiệp và 0% cũng như không có thuế suất thuế thu nhập cá nhân; Cayman là một lãnh thổ nước ngoài của Anh và có luật cho phép các công ty nước ngoài được thành lập và giữ lại tài sản mà không phải đóng thuế.

Hồ sơ Paradise được đánh giá là một trong 5 vụ rò rỉ dữ liệu tài chính lớn của 4 năm gần đây. Năm 2016, hồ sơ Panama có khối lượng dữ liệu lớn hơn nhưng quy mô thông tin của hồ sơ Paradise cũng như nội dung về mánh khóe tinh vi được lật tẩy trong hồ sơ này là việc chưa từng có.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.