Sầu riêng tốt đến đâu?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sầu riêng loại trái cây có mùi vị đặc trưng, nồng đậm, vừa được yêu thích vừa bị ghét bỏ. Nhưng Bạn có biết được giá trị của loại quả này như thế nào chưa?

Có tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh rất tốt.

Trong 100g sầu riêng có chứa các chất dinh dưỡng như:

Vitamin A: 20-30 IU (đơn vị quốc tế), Phốt pho: 37,8-44,0 mg, Kali: 436 mg, Acid ascobic: 23,9-25,0 mg, Canxi: 7,6- 9,0 mg, Sắt: 0,73-1,0 mg, Protein: 2,5-2,8g,…

Ngoài ra còn có: Thiamin: 0,20 mg, Chất xơ: 3,8 g, Carbohydrate toàn phần: 30,4-34,1g, Riboflavin: 0,20 mg, Niacin: 83-0,70 mg, Sắt: 0,73-1,0 mg, Năng lượng 144,…

Sầu riêng tốt với sức khỏe như thế nào?

Sầu riêng không chỉ ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà nó còn là vị thuốc quý giúp bạn phòng chống, chữa một số bệnh rất hiệu quả như:

Phòng bệnh trầm cảm

Hàm lượng vitamin B6 trong sầu riêng là rất cao, đây là tác nhân giúp kích thích sự sản xuất serotonin giúp phòng chống chứng trầm cảm tự nhiên.

Một số nghiên cứu đã cho biết, khi lượng serotonin giảm hay bị rối loạn sẽ khiến bạn dơi vào trạng thái trầm cảm. Do đó, bạn có thể duy trì sự ổn định serotonin bằng cách thường xuyên ăn sầu riêng.

 Sầu riêng tốt đến đâu?

Giúp xương và răng chắc khỏe

Lượng vitamin nhóm B, canxi và kali dồi dào trong sầu riêng là “động lực” giúp hệ răng và xương của bạn chắc khỏe.

Làm chậm quá trình lão hóa

Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, giúp sản sinh ra collagen của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là da. Trong khi đó sầu riêng lại là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao.

Hãy thường xuyên ăn sầu riêng và các chế phẩm từ sầu riêng để có làn da trẻ trung. Ngoài ra, sầu riêng còn có tác dụng giúp các vết thương chóng lành.

Tốt cho hệ thống tiêu hóa

Có chứa lượng chất xơ lớn, sầu riêng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống táo bón. Ngoài ra, thiamin và niacin trong sầu riêng còn giúp bạn ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa tốt hơn.

Ổn định đường trong máu

Sầu riêng có thể ổn định được lượng đường trong máu là nhờ có mangan axit folic, đồng và sắt, folate,… Do đó, sầu riêng được dùng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về máu rất hiệu quả.

Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch

Kali trong sầu riêng có tác dụng kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể bạn. Do đó, nó có tác dụng giúp bạn điều hòa natri, ổn định huyết áp.

Huyết áp ổn định sẽ giúp hệ tim mạch của bạn luôn khỏe khoắn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.

Làm giảm bệnh đau nửa đầu

Riboflavin - một loại vitamin B được tìm thấy trong sầu riêng là thành phần có chứa trong các loại thuốc giúp giảm đau đầu. Do đó, ăn sầu riêng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được chứng đau nửa đầu.

Cải thiện sinh lý cho nam giới

Ngoài tác dụng bồi bổ, phòng chữa bệnh như trên sầu riêng còn được biết đến như là Viagra tăng cường sinh lực cho nam giới.

Sầu riêng được dùng kết hợp với các vị thuốc khác để giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng sinh lý, bổ thận tráng dương.

 Sầu riêng tốt đến đâu?

Ai không nên ăn sầu riêng?

Bệnh nhân suy thận

Lượng kali trong sầu riêng sẽ cực nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. vì khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5mmol/l sẽ làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, có thể gây tử vong đột ngột.

Do đó, những người bị suy thận không nên ăn sầu riêng.

Phụ nữ mang thai

Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi.

Những người bị mụn nhọt, nhiệt miệng

Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, hay bị nổi hay bị nhiệt miệng thì nên tránh xa món sầu riêng ra nếu không làn da của bạn sẽ cực kỳ thảm hại.

Bên cạnh đó, nó còn khiến phát nhiệt miệng, gây nóng trong cho bạn.

Theo Theo Tri thức trẻ
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.