Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tập trung cấp cứu, hồi sức, điều trị cho người bệnh bị rắn độc cắn không để xảy ra tử vong.
Trường hợp cần tư vấn về cấp cứu, điều trị cho người bệnh nặng do rắn độc cắn có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai theo đường dây nóng của Bệnh viện Bạch Mai.
Cục Quản lý Khám ( Bộ Y tế) cho biết thêm: Việt Nam là một trong những nước có nhiều loại rắn độc cắn người có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời.
Vì vậy trong chương trình giảng dạy, đào tạo cho cán bộ y tế đều có các bài giảng về sơ cứu, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn. Đặc biệt những trường hợp bệnh nhân nặng do rắn độc cắn phải được cấp cứu chuyên sâu, những nội dung này được các trường đại học y, y dược đào tạo giảng dạy cho các bác sĩ sau đại học về hồi sức cấp cứu, chống độc (bác sĩ định hướng, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II).
Các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Huế, Chợ Rẫy…là các cơ sở thực hành rất tốt vì hàng năm đã cấp cứu, điều trị cứu sống hàng chục ca bệnh rất nặng do rắn độc cắn.
Theo Ngô Châu Anh