>> Tổng thống Hàn Quốc muốn sớm giải giáp hạt nhân Triều Tiên
Tuy nhiên, trong sách trắng năm nay, Seoul không coi Triều Tiên là “kẻ thù chính” như nhiều người dự đoán sau hàng loạt vụ việc khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên đặc biệt căng thẳng, như vụ chìm tàu chiến Choenan của Hàn Quốc hồi tháng 3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng, vụ đấu pháo giữa hai miền cuối tháng 11…
Thuật ngữ “kẻ thù chính” được Hàn Quốc sử dụng từ năm 1995, song Tổng thống Roh Moo-hyun xóa bỏ cách gọi này năm 2004 trong bối cảnh hai miền có nhiều động thái hòa giải.
Trang web Uriminzokkiri của Chính phủ Triều Tiên ngày 29-12 phản đối việc Seoul gọi Triều Tiên bằng những cái tên như vậy và coi đây là hành động “tuyên chiến”.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Trung Quốc bày tỏ “thật sự hy vọng và ủng hộ” đối thoại giữa hai miền Triều Tiên. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 30-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du khẳng định lại quan điểm của Bắc Kinh mong muốn hai miền Triều Tiên giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn, từng bước cải thiện quan hệ, thực hiện hòa giải và hợp tác.
Bà Khương Du cũng cho rằng, đàm phán 6 bên là kênh quan trọng để thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực. Chính phủ Trung Quốc sẽ cùng nỗ lực với các bên liên quan, thông qua đàm phán 6 bên thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách có thể kiểm chứng và bằng các biện pháp hòa bình.
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 29-12 kêu gọi đối thoại với miền Bắc, đồng thời cho rằng “chỉ có thể giải quyết vấn đề chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên thông qua đàm phán 6 bên”.
Đ.P
Theo VietnamPlus