TP - Những con số mất rừng được công bố tại Hội nghị “Tăng cường công tác bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên” vừa diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột (nơi có diện tích rừng bị phá nhiều nhất) khiến dư luận kinh ngạc. Có nguyên nhân mất rừng được đưa ra là do…bão.
TP - Nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Lê Văn Minh, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Lê Quang Nghiệp và ông Mai Hữu Chanh-Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc (công ty Lộc Bắc) đã bị khởi tố vì liên quan đến vụ khai thác tận thu 3.500 m3 gỗ, chuyển 75,8 ha rừng tự nhiên sang trồng cao su trái pháp luật. Thế nhưng qua tìm hiểu của phóng viên diện tích rừng bị “bốc hơi” còn cao hơn nhiều.
TP - Liên quan vụ tiêu cực xảy ra tại Cty Cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can thêm 4 người về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
TP - Sáng 23-8, ông Đào Xuân Liên- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chủ trì buổi gặp mặt, trao đổi giữa tác giả loạt bài “Vàng trắng khoắng rừng Tây Nguyên” với đại diện các sở, ngành liên quan của Gia Lai bao gồm Sở NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính…nhằm cung cấp thông tin, làm rõ một số nội dung liên quan việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su trong thời gian qua trên tỉnh Gia Lai.
TP - Báo Tiền Phong ngày 13 đến 15-8 có đăng loạt bài: 'Vàng trắng khoắng rừng Tây Nguyên'. Phóng viên Tiền Phong trao đổi với những người trong cuộc về một số vấn đề mà báo đề cập.
TP - Chưa bao giờ Tây Nguyên lại có một lượng rừng lớn cùng lúc bị khai hoang thành đất trống như năm 2007 đến nay. Mỗi năm có vài chục ngàn ha rừng bị khai hoang chuyển sang đất nông nghiệp; hàng trăm ngàn mét khối gỗ được khai thác. Ai hưởng lợi từ chính sách này khi mục tiêu giải quyết việc làm cho đồng bào tại chỗ, phát triển hạ tầng vùng dự án đến nay chưa triển khai được…
TP - Các tỉnh Tây Nguyên quá chú tâm chuyển đổi những vùng rừng rộng lớn, liền ô liền thửa giao cho các doanh nghiệp trồng cao su đã gây nên nhiều bất ổn. Doanh nghiệp có kinh nghiệm trồng cao su thì không có đất; dân thiếu đất sản xuất nhưng lại giao rừng cho doanh nghiệp; tình trạng tranh chấp đất nhiều chỗ bị phần tử xấu lợi dụng kích động…
TP - Năm 2006 toàn vùng Tây Nguyên có hơn 117.400 ha cao su, tập trung chủ yếu ở Gia Lai (61.936ha) thì đến cuối năm 2011 diện tích cao su ở Tây Nguyên tăng lên 174.700ha. Hai năm lại đây giá mủ cao su liên tục tăng cao, giá hiện nay gần 100 triệu đồng/tấn mủ khô, khiến việc ồ ạt trồng cao su trở nên nóng bỏng ở Tây Nguyên. Nhiều cánh rừng nhanh chóng biến thành vườn cao su.