Rúng động chiến dịch đặc biệt của phương Tây ở Crimea nhằm gây bất ổn cho Nga

Ảnh: RT
Ảnh: RT
TPO - Thời điểm Crimea vẫn thuộc Ukraine, một số thế lực phương Tây đã lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch đặc biệt ở bán đảo này, từ đó gây ra những bất ổn chính trị lên nước Nga.

Trên đây là tiết lộ của Phó giáo sư Sergei Kiselev thuộc Viện Taurida/ Đại học Kazan.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Rusnewstoday24, nhà chính trị học Sergei Kiselev cho biết, năm 2014 các thế lực phương Tây dự định làm nóng tình hình tại Nga dựa trên các chiến dịch đặc biệt ở Crimea, do đó, việc sáp nhập Crimea giúp Nga không chỉ có lối ra Biển Đen, nơi rất cần thiết với Nga trong lịch sử, mà quan trọng hơn cả là Nga đã phá vỡ âm mưu của phương Tây trong việc gây bất ổn tình hình tại Nga.

Phó giáo sư Sergei Kiselev cho rằng, nếu tại Crimea không có lực lượng quân sự Nga thì Moscow có thể sẽ mất khả năng kiểm soát các khu vực lân cận. Chính vì vậy, việc sáp nhập Crimea vào Nga nói một cách không cường điệu thì đó có thể gọi là “vấn đề sống còn của quốc gia”.

Trường hợp Nga không kiểm soát được Crimea, thì viễn cảnh tồi tệ có thể xảy ra: phương Tây sau khi triển khai xong lực lượng ở Crimea, sẽ tách khu vực Transcaucasia ra khỏi Nga, sau đó “ngọn lửa bất hòa” sẽ tràn sang Bắc Kavkaz, sau nữa là tới vùng Volga. Tiến trình này có thể dẫn đến việc phân rã nước Nga.

Nga đã chiến đấu cho Crimea không phải vì “những bãi biển như ở Thổ Nhĩ Kỳ”, chuyên gia này chỉ rõ. Đối với Nga, Crimea là một khu vực quan trọng trong kế hoạch chiến lược quân sự. Ngoài ra, bán đảo này tạo cho Nga đòn bẩy để phát triển như một trong những cường quốc thế giới.

“Thật may mắn, Nga đã giải quyết vấn đề Crimea một lần và mãi mãi, cho dù cái giá phải trả cho quyết định trên là không hề nhỏ”, Phó giáo sư Sergei Kiselev nhắc lại lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Bán đảo Crimea và thủ phủ Sevastopol đã trở thành một phần của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014.

Theo đó, 96,77% người dân Crimea và 95,6% người dân thủ phủ Sevastopol bỏ phiếu thông qua việc tách ra khỏi Ukraine để gia nhập vào Liên bang Nga.

Ukraine và các chính phủ phương Tây từ chối công nhận cuộc trưng cầu dân ý này và áp đặt lệnh hàng loạt lệnh trừng phạt chống lại nước Nga.

Song song với việc vận động cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, nhằm gây sức ép buộc Nga phải trao trả bán đảo Crimea, chính quyền Kiev cũng không giấu giếm tham vọng “giành lại quyền kiểm soát Crimea bằng mọi giá”.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.