'Rót' 100.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp Cần Thơ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giai đoạn 2021- 2025, Cần Thơ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng vốn đầu tư 75.000-80.000 tỷ đồng; con số này của giai đoạn 2026-2030 là từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng.

UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Đề án nhằm đánh giá lại hiện trạng và xác định các vấn đề trọng tâm cho phát triển công nghiệp (CN) với vai trò trung tâm động lực phát triển của vùng ĐBSCL, bao gồm: Ngành chủ lực, hỗ trợ, bố trí không gian và kết cấu hạ tầng. Kết quả của đề án sẽ đóng góp vào nhiệm vụ lập quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Mục tiêu của đề án là thu hút đầu tư nhằm phát triển các ngành CN, sản phẩm CN chủ lực như chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; sản xuất hóa chất (dược phẩm, phân bón…); CN công nghệ cao (điện tử, viễn thông…); cơ khí chế tạo, vật liệu mới; năng lượng mới, năng lượng tái tạo và nhóm ngành CN hỗ trợ.

'Rót' 100.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp Cần Thơ ảnh 1

Cần Thơ hiện chưa có khu công nghiệp chuyên ngành và khu công nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tập trung phát triển CN chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này là 75.000 - 80.000 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách 13.500 - 17.600 tỷ đồng; vốn từ DN tư nhân và dân cư 11.250 - 14.400 tỷ đồng; vốn tín dụng, đầu tư 11.250 - 16.000 tỷ đồng; vốn hợp tác bên ngoài (DN nhà nước, DN ngoài nhà nước, FDI) 33.750 - 44.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2026 - 2030, tiếp tục phát triển các ngành CN chủ lực và ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm CN hiện đại, chuyên môn hóa cao. Tổng vốn đầu tư 90.000 - 100.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách 13.500 - 20.000 tỷ đồng; vốn từ DN tư nhân và dân cư 16.200-20.000 tỷ đồng; vốn tín dụng, đầu tư 13.500 - 20.000 tỷ đồng; vốn hợp tác bên ngoài (DN nhà nước, DN ngoài nhà nước, FDI) 40.500 - 55.000 tỷ đồng.

TP Cần Thơ hiện tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau Long An. Tuy nhiên, Cần Thơ chưa thực sự trở thành trung tâm CN lớn có sức cạnh tranh cao của vùng ĐBSCL; tỷ trọng đóng góp của ngành CN thành phố cho vùng chưa cao, CN hỗ trợ còn chiếm tỷ lệ thấp; tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao còn thấp.

Việc phát triển các khu CN, cụm CN còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút DN quy mô lớn. Các khu CN hoạt động theo hướng đa ngành nghề; chưa có khu CN chuyên ngành và khu CN công nghệ cao.

DN trong lĩnh vực CN có đến 96% là DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong đó DN siêu nhỏ là 57%. Ngoài ra, Cần Thơ có số dự án FDI thấp so với các thành phố trực thuộc trung ương

MỚI - NÓNG