> Cuộc sống người dân miền Nam đảo lộn vì mất điện
> Mất điện toàn miền Nam vì một xe cẩu
hàng loạt dịch vụ thiết yếu ngưng trệ, sinh hoạt của người dân lập tức đảo lộn, giao thông hỗn loạn, bệnh viện cuống cuồng... Chưa thống kê, song thiệt hại do sự cố trên gây ra là vô cùng lớn như thừa nhận của ông Vũ Ngọc Minh, Phó TGĐ Tổng Cty Truyền tải Điện Quốc gia.
Cho dù sự cố hy hữu trên được cho là “bất khả kháng” và EVN đã khẩn trương khắc phục, lần lượt cấp điện trở lại vào cuối giờ tối qua, song theo ông Vũ Ngọc Minh: “Sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra ở đường dây 220kV, tuy nhiên với đường dây 500kV đây là lần đầu tiên xảy ra”.
Như vậy trong lịch sử ngót 20 năm vận hành đường dây 500kV Bắc-Nam, lần đầu tiên sự cố nghiêm trọng như trên mới xảy ra.
Theo EVN, chiếc cần cẩu hay cụ thể hơn là ngọn cây dầu cao hơn 10m va vào đường dây 500 kV (từ Di Linh đi Tân Định) chính là thủ phạm. Nếu đúng như vậy, nguyên nhân gây ra sự cố vô cùng đơn giản và... lãng xẹt. Chỉ vì một hành vi bất cẩn của người lái máy cẩu mà làm cả miền Nam nháo nhào vì mất điện, gây thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn.
Không lẽ cả một quy định pháp luật chặt chẽ về hành lang bảo vệ đường dây 500 kV bấy lâu nay lại bất lực trước một anh tài xế xe cẩu? Theo quy định hành lang này với chiều rộng về hai bên là 7 mét, chiều cao là 6 mét dứt khoát phải được bảo vệ nghiêm ngặt, “không cho phép tồn tại nhà ở và công trình trong hành lang bảo vệ đường dây 500 kV”. Chưa kể hàng loạt thiết bị tự động bảo vệ đường dây, trạm biến áp... theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Dư luận băn khoăn tự hỏi, chả lẽ sự cố rã lưới cả hệ thống điện miền Nam lại dễ dàng xảy ra đến thế sao? Suốt gần 20 năm qua, bão táp, mưa sa, cây đổ, sét đánh không thấy xảy ra, nay chỉ vì một ngọn cây dầu mà cả miền Nam bị mất điện, khiến hàng triệu khách hàng của EVN phải hứng chịu.