Quy trình xem xét, kỷ luật đảng viên diện Bộ Chính trị quản lý

Trong năm 2017, UBKT T.Ư đã xử lý, xem xét và kiến nghị xử lý hàng loạt các cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có vi phạm
Trong năm 2017, UBKT T.Ư đã xử lý, xem xét và kiến nghị xử lý hàng loạt các cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có vi phạm
TPO - Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực thuộc T.Ư được thực hiện theo ba bước chặt chẽ. Trong đó, ở bước cuối cùng, UBKT T.Ư thảo luận, kết luận, biểu quyết quyết định thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.

 Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành quyết định 684 kèm theo các quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng. Theo đó, quyết định nêu rõ các quy trình về kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có khi có dấu hiệu vi phạm…

Về quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực thuộc Trung ương, quy định nêu rõ ba bước thực hiện.

Bước thứ nhất: Căn cứ vào hồ sơ đề nghị thi hành kỷ luật và kết quả giám sát, nắm tình hình, vụ trưởng vụ lĩnh vực, địa bàn báo cáo, đề xuất với thành viên Ủy ban trực tiếp phụ trách địa bàn và các thành viên Ủy ban phụ trách vụ về kế hoạch kiểm tra, dự kiến đoàn kiểm tra; đề xuất đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra.

Vụ trưởng trình Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định kiểm tra và kế hoạch kiểm tra. Đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng lịch kiểm tra; chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra.

Bước thứ hai: Đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu tổ chức đảng có liên quan phối hợp thực hiện. Đảng viên vi phạm báo cáo những vấn đề cần thiết, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan.

Sau đó, Đoàn kiểm tra xem xét hồ sơ đề nghị thi hành kỷ luật; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan; thẩm tra, xác minh những nội dung cần thiết và xem xét việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục thi hành kỷ luật. Trao đổi với đảng viên vi phạm về những nội dung cần bổ sung vào bản tự kiểm điểm (nếu có) và tổ chức đảng có liên quan về việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục thi hành kỷ luật (nếu có).

Trường hợp phát hiện có nội dung vi phạm mới hoặc cần phải điều chỉnh, bổ sung đối tượng kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Uỷ ban xem xét, quyết định.

Đoàn kiểm tra trao đổi với tổ chức đảng đã đề nghị thi hành kỷ luật về những nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa kết luận của tổ chức đảng với kết quả thẩm tra, xác minh để làm rõ thêm về vi phạm của đảng viên.

Căn cứ vào kết quả xác minh, Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật, báo cáo Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra trước khi trình Ủy ban. Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền kỷ luật của Uỷ ban thì đại diện Ủy ban nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi trình Uỷ ban.

Bước thứ ba: Đoàn kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trình bày đầy đủ ý kiến của đảng viên vi phạm và tổ chức đảng có liên quan. Đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật; đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.

UBKT T.Ư thảo luận, kết luận; biểu quyết quyết định thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Đại diện Ủy ban và đoàn kiểm tra công bố quyết định kỷ luật đến đảng viên và tổ chức đảng có liên quan.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.