Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây mắc ca ở hai khu vực trên chỉ gần 10.000 ha. Trong đó, khu vực trồng tập trung là 2.350 ha (Tây Bắc là 1.800 ha, Tây Nguyên 550 ha). Khu vực trồng xen canh với cây cà phê, chè… gần 7.600ha (Tây Bắc 1.650 ha, Tây Nguyên trên 5.900 ha).
Về tiềm năng đến năm 2030, hai vùng trên có thể trồng tới 34.500 ha cây mắc ca, trong đó, khoảng 7.000 ha trồng tập trung, còn lại là trồng đan xen. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích sẽ căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn trước, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương để định hướng phát triển.
Cũng theo quy định trên, ngoài các cơ sở chế biến hiện có ở địa phương, đến năm 2020 sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở sơ chế mắc ca, công suất 50-200 tấn/cơ sở tại Tây Bắc và Tây Nguyên. Đến năm 2030 có thể nâng lên 30 cơ sở chế biến.
Mắc ca được mệnh danh là “cây tỷ đô”, là “nữ hoàng” của các loài hạt, dù nhập về trồng thử nghiệm nhiều năm trước đó, nhưng thực sự rộ lên trong năm 2015.
Bộ NN&PTNT cho rằng, mắc ca là cây trồng mới, các kết quả nghiên cứu về chọn giống, khả năng thích nghi, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch... đang hoàn thiện; thị trường tiêu thụ cần phát triển từng bước vững chắc để khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội.