Chỉ trồng 10.000 ha “nữ hoàng” mắc ca đến năm 2020

Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân trồng cây mắc ca phải lấy giống có nguồn gốc xây xứ, tránh thiệt hại đáng tiếc sau này.
Bộ NN&PTNT khuyến cáo người dân trồng cây mắc ca phải lấy giống có nguồn gốc xây xứ, tránh thiệt hại đáng tiếc sau này.
TPO - Từ nay đến năm 2020, Việt Nam (vùng Tây Bắc và Tây Nguyên) chỉ được trồng tối đa 10.000 ha cây mắc ca- được mệnh danh là “nữ hoàng” của các hạt và đến năm 2030 không vượt quá 35.000 ha.

Ngày 5/4, Bộ NN&PTNT công bố quyết định quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030.

Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2020, tổng diện tích trồng vây mắc ca ở hai khu vực trên chỉ gần 10.000 ha. Trong đó, khu vực trồng tập trung là 2.350 ha (Tây Bắc tập trung ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là 1.800 ha và Tây Nguyên tập trung ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk là 550 ha).

Khu vực trồng xen canh với cây cà phê, chè… gần 7.600 ha. Trong đó, Tây Bắc (chủ yếu ở Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu) 1.650 ha, Tây Nguyên trên (lớn nhất là Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk) 5.900 ha.

Về tiềm năng đến năm 2030, hai vùng trên có thể trồng tới 34.500 ha cây mắc ca, trong đó, khoảng 7.000 ha trồng tập trung (Tây bắc 4.800 ha, Tây Nguyên 2.200 ha), còn lại là trồng đan xen 27.500 ha (Tây Nguyên 24.200 ha, còn lại Tây Bắc).

Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích sẽ căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc giai đoạn trước, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương để định hướng phát triển.

Cũng theo quy định trên, ngoài các cơ sở chế biến hiện có ở địa phương, đến năm 2020 sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở sơ chế mắc ca, công suất 50-200 tấn/cơ sở tại Tây Bắc và Tây Nguyên. Đến năm 2030 có thể nâng lên 30 cơ sở chế biến.

Mắc ca được mệnh danh là “cây tỷ đô”, là “nữ hoàng” của các loài hạt, dù nhập về trồng thử nghiệm nhiều năm trước đó, nhưng thực sự rộ lên trong năm 2015.

Bộ NN&PTNT cho rằng, mắc ca là cây trồng mới, các kết quả nghiên cứu về chọn giống, khả năng thích nghi, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch... đang hoàn thiện; thị trường tiêu thụ cần phát triển từng bước vững chắc đề khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, theo quy định hiện hành, những cây trồng dài ngày phải qua khảo nghiệm, sản xuất thử một thời gian nhất định mới được công nhận giống. Đầu năm 2014, Bộ NN&PTNT công nhận 10 giống mắc ca có thể trồng ở Việt Nam.

 “Chúng tôi đã yêu cầu kiểm tra, kiểm soát nguồn giống đưa vào ươm phải có nguồn gốc, xuất xứ. Giống không nguồn gốc không được sử dụng. Cơ sở nào sản xuất giống không theo quy định, Giám đốc Sở NN&PTNT địa phương đó phải chịu trách nhiệm”- một lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.