Quy định cụ thể việc tham gia chống bạo loạn, khủng bố của Cảnh sát cơ động

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, rà soát lại các nhiệm vụ của cảnh sát cơ động cần nêu cụ thể, cần "nhấn" vào chức năng, nhiệm vụ chống bạo loạn, khủng bố.

Sáng 15/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 8. Ngay sau phiên khai mạc, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, việc quy định quyền hạn cho cảnh sát cơ động "được vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố" cần được quy định ở các trường hợp cụ thể, tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Bà Nga cũng cho rằng, nên cân nhắc khi dùng từ "hỗ trợ" trong vấn đề HĐND, UBND cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cảnh sát cơ động, vì Luật Ngân sách hiện nay không có quy định về việc "hỗ trợ".

Quy định cụ thể việc tham gia chống bạo loạn, khủng bố của Cảnh sát cơ động ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi

Một số đại biểu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, cần làm rõ một số khái niệm như "biện pháp vũ trang" vì vấn đề này liên quan rất lớn đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... Việc được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân cũng cần được quy định cụ thể...

Trao đổi thêm một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, dự án Luật đã được điều chỉnh các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, một số quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động của cảnh sát cơ động theo hướng chặt chẽ, phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật, tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các Đại biểu Quốc hội.

Theo ông Tô Lâm, cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang sử dụng biện pháp vũ trang trong Công an nhân dân. "Trước đây, năm 1959, khi thành lập công an vũ trang thì đây chính là lực lượng thực hiện các nhiệm vụ vũ trang. Sau đó 35 năm thì có quyết định chuyển lực lượng công an vũ trang này sang quân đội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới mà bây giờ gọi là Bộ đội Biên phòng. Trong Công an vẫn phải còn lực lượng để thực hiện các biện pháp vũ trang, từ đó hình thành lực lượng cơ động", ông Lâm nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, trong Công an có nhiều lực lượng, tất nhiên, đều là lực lượng vũ trang, nhưng sử dụng các biện pháp vũ trang chủ yếu ở cảnh sát cơ động. Các lực lượng như tố tụng, điều tra, trinh sát... chủ yếu thực hiện các biện pháp khác.

Quy định cụ thể việc tham gia chống bạo loạn, khủng bố của Cảnh sát cơ động ảnh 2

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình thêm một số vấn đề về Dự án Luật Cảnh sát cơ động. Ảnh: Quochoi

Ông Lâm cho rằng, việc dùng từ "giúp đỡ của nhân dân với cảnh sát cơ động" thể hiện sự gần gũi. Nhân dân giúp đỡ nhiều thì sẽ thắng lợi, thành công nhiều. Bộ trưởng Bộ Công an cũng cảm ơn một số đại biểu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc các địa phương chia sẻ với lực lượng công an, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cảnh sát cơ động, bởi lúc dân cần, lúc dân khó thì có công an. Các cơ chế, chính sách cũng không khó khăn gì trong việc đó, cần có sự thông cảm, thấu hiểu với lực lượng công an nhân dân.

Cần đồng bộ với hệ thống pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, trong việc tiếp thu, điều chỉnh dự án Luật Cảnh sát cơ động cần tiếp tục bám sát Nghị quyết 40 ngày 8/11/2004 của Bộ Chính trị. Nghị quyết có nêu việc tăng cường lực lượng cảnh sát cơ động chống bạo loạn, khủng bố; bố trí lực lượng này ở các địa bàn trọng điểm với trang bị phù hợp và sự chỉ huy thống nhất. "Cần rà lại xem toàn bộ dự án luật này đã đảm bảo yêu cầu này hay chưa", ông Huệ nói.

Theo ông Huệ, cần rà soát lại, các nhiệm vụ của cảnh sát cơ động cần nêu cụ thể, nhưng cần "nhấn" vào chức năng, nhiệm vụ chống bạo loạn, khủng bố. "Lực lượng cảnh sát, an ninh làm nhiệm vụ thường xuyên theo lĩnh vực, địa bàn rồi, nhưng khi xảy ra bạo loạn, khủng bố thì lực lượng cảnh sát cơ động với tính tinh nhuệ, cơ động cao tham gia", ông Huệ nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, lực lượng này cần được trang bị phù hợp, sự chỉ huy thống nhất. Việc này thể hiện trong Luật như thế nào, cần được tiếp tục cụ thể hoá.

Ông Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh dự án Luật Cảnh sát cơ động phải đảm bảo tính đồng bộ với các hệ thống pháp luật khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt thực hiện biện pháp vũ trang của cảnh sát cơ động.

"Khi thực hiện các biện pháp, công tác của lực lượng vũ trang, lực lượng cảnh sát cơ động sẽ động chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế. Việc này cần tiếp tục rà soát, đảm bảo sự thống nhất. Vì thế, nên chăng vẫn tiếp tục giữ lại phần quy định giải thích từ ngữ để dễ thực hiện", ông Huệ nêu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.