1. Tháng 9 năm nay, vệ tinh Việt Nam được phóng lên vũ trụ có tên là gì?
-
icon
NanoDragon
-
icon
Pico Dragon
Câu trả lời đúng là đáp án A: NanoDragon, vệ tinh siêu nhỏ do nhóm kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế, chế tạo, sẽ được Cơ quan Nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phóng miễn phí lên quỹ đạo vào khoảng tháng 9 năm nay. Đây là bước phát triển mới trong tiến trình làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam. TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chia sẻ, NanoDragon nặng khoảng 4 kg, dự kiến sẽ hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 520 km. Vệ tinh có hai nhiệm vụ chính là tích hợp một bộ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, dùng để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển và sử dụng một thiết bị chụp ảnh quang học để xác thực chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh khi hoạt động trên quỹ đạo.
2. Vệ tinh nhỏ đầu tiên của Việt Nam tự chế tạo hoạt động thành công ngoài không gian trong mấy tháng?
-
icon
3 tháng
-
icon
4 tháng
-
icon
5 tháng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Pico Dragon là một vệ tinh nhân tạo siêu nhỏ, theo chuẩn 1U nhỏ nhất của chương trình CubeSat, do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chế tạo và hoạt động trên không gian trong 3 tháng. Vệ tinh Pico Dragon có kích thước 10 x10 x11,35cm, khối lượng một kg, là công trình do đội ngũ kỹ sư và nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm vệ tinh quốc gia (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) nghiên cứu, chế tạo. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh trái đất, đo đạc các thông số và môi trường vũ trụ nhờ các cảm biến gắn trên vệ tinh, và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất. Mục tiêu của dự án này là phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực góp phần phát triển ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam đến năm 2020. Vệ tinh Pico Dragon sau khi thiết kế, chế tạo ở Việt Nam đã được đưa sang Nhật Bản tiến hành một số thử nghiệm trong môi trường vũ trụ, trước khi được phóng lên quỹ đạo tại Nhật Bản theo kế hoạch vào ngày 4/8/2013.
3. Bao nhiêu vệ tinh của Việt Nam đang trong vũ trụ?
-
icon
5
-
icon
6
-
icon
7
Câu trả lời đúng là đáp án C: Tính đến năm 2019, Việt Nam có 7 vệ tinh được đưa vào trong vũ trụ. Vinasat-1: là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh vào vũ trụ năm 2008 từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp). Dự án vệ tinh Vinasat-1 khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 300 triệu USD. Vinasat-1 có chiều cao 4 m, nặng 2.600 kg, nó có tuổi thọ 15-20 năm. Vinasat-2 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh của Việt Nam. Nó vào vũ trụ ngày 16/5/2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Vinasat-2 có tổng kinh phí khoảng 260 - 280 triệu USD. Vệ tinh nhỏ F-1 được thiết kế và chế tạo bởi Phòng nghiên cứu không gian FSpace, trường Đại học FPT. F-1 vào không gian tháng 7/ 2012 từ phi thuyền HTV-3 tại Nhật Bản. Vệ tinh của FPT có hình dáng một khối lập phương cạnh 10 cm và nặng 1 kg. Vệ tinh F-1 do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây. VNREDSat-1 là vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh có khả năng có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. VNREDSat-1 do công ty do Công ty EADS Astrium, Pháp, thiết kế và chế tạo. Vệ tinh được đưa vào quỹ đạo ngày 7/5/2013 từ bãi phóng ở Kourou, Guyana thuộc Pháp. Pico Dragon là sản phẩm của Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhật Bản, trong việc nghiên cứu và chế tạo vệ tinh nhân tạo. Đây là một vệ tinh nhỏ đầu tiên của Việt Nam tự chế tạo hoạt động thành công ngoài không gian vào ngày 4/8/2013. Ngày 18/1/2019, Micro Dragon là vệ tinh nhỏ thứ hai của Việt Nam được chế tạo, vệ tinh này đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản.
4. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới là của nước nào?
-
icon
Nga (Liên Xô cũ)
-
icon
Mỹ
-
icon
Nhật Bản
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vào ngày 04/10/1957 tại sân bay Baikonour ở Kazakhstan, vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik 1 do Liên Xô cũ (Liên Bang Nga ngày nay) chế tạo được phóng vào vũ trụ. Thời gian vệ tinh Sputnik 1 bay 1 vòng quanh trái đất là 1h26 phút. Sau khi bay 1440 vòng với chặng đường 60 triệu km, Sputnik 1 bị bốc cháy.
5. Cha đẻ của vệ tinh nhân tạo là ai?
-
icon
Andrei Sakharov
-
icon
Sergei Korolev
-
icon
Mikhail Mil
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đó là Sergei Korodiov, người mở những trang đầu của ngành vũ trụ thực tiễn. Trong số những thành tựu chính của ông là việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất (năm 1957) và chuyến bay của phi hành gia đầu tiên của hành tinh Yuri Gagarin (năm 1961). Sergey Pavlovich Korolyov (12/01/1907-14/01/1966), thường gọi Sergey Korolyov hoặc Sergei Korolev, là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Hoa Kỳ thập niên 1950 và 1960. Ông sinh tại Zhytomyr, Ukraina và mất tại Moskva. Ông là nhà khoa học thiên tài giúp Liên Xô dẫn trước Mỹ trong cuộc chạy đua vào vũ trụ trong suốt thời gian dài. Nãm 1957, năm Vật lý địa cầu, trên báo chí Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện những ý tưởng về đưa vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Chính phủ Hoa Kỳ bỏ qua chúng vì không muốn tiêu tốn hàng tỷ đôla vào mục đích này. Tuy nhiên, Korolyov và nhóm làm việc của ông cho rằng đây là lĩnh vực có thể đưa Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ và Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa được vệ tinh lên quỹ đạo. Vệ tinh Sputnick chỉ mất chưa đầy một tháng để thiết kế và chế tạo. Cấu trúc của nó khá đơn giản, chỉ gồm một quả cầu kim loại đánh bóng, các thiết bị đo nhiệt, pin và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến. Đích thân Korolyov chỉ đạo việc chế tạo Sputnik. Và ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người - Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không vũ trụ. Sau thành công của Sputnick, Korolyov chuyển sự chú ý đến mục tiêu tiếp theo - Mặt Trăng.
6. Quốc gia nào có nhiều vệ tinh nhất trong không gian?
-
icon
Nga
-
icon
Mỹ
-
icon
Trung Quốc
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cơ sở dữ liệu vệ tinh UCS của tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Các nhà khoa học liên quan (Union of concerned scientists) chỉ ra rằng tính đến tháng 4/2020, Mỹ đã có 1.308 vệ tinh được đăng ký nằm trên quỹ đạo. Con số này vượt quá tổng số vệ tinh của các nước còn lại trong Top 10. Trung Quốc đứng thứ hai với 356 vệ tinh, theo sau là Nga với 167 vệ tinh.
7. Nhật Bản nghiên cứu vệ tinh làm bằng gì để giảm ô nhiễm rác không gian?
-
icon
Gỗ
-
icon
Giấy
-
icon
Nano cellulose (CNF)
Câu trả lời đúng là đáp án A: Công ty gỗ Nhật Bản Sumitomo Forestry và Đại học Kyoto sẽ tiến hành nghiên cứu cơ bản để cho ra đời vệ tinh thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác không gian. Dự kiến, nước này sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới vào năm 2023. Ngoài ra, họ cũng cố gắng khuyến khích các công nghệ sử dụng gỗ trong các điều kiện khắc nghiệt trên Trái đất. Theo số liệu, không gian ngoài vũ trụ hiện chứa hơn 23.000 mảnh vỡ nhân tạo đang bay trên khắp thế giới, gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ đang hoạt động. Có khoảng 2.500 vệ tinh hoạt động đang di chuyển quanh Trái đất hiện nay. Giáo sư Takao Doi, Đại học Kyoto và là phi hành gia Nhật Bản cho biết, ông rất lo lắng khi tất cả các vệ tinh khi vào lại bầu khí quyển của Trái đất đều bốc cháy và tạo ra các hạt alumin nhỏ li ti có thể trôi nổi trong vài năm trên tầng khí quyển. Bước đi này của Nhật Bản có tầm quan trọng khi các quốc gia đang cố gắng phát triển các vệ tinh thân thiện với môi trường để giảm thiểu rác không gian. Báo cáo của Nikkei Asia cho biết, vì sóng điện từ sẽ xuyên qua gỗ nên có thể tạo ra các cấu trúc đơn giản cho các thiết bị như ăng-ten và bộ phận kiểm soát hướng đi của vệ tinh có thể gắn được trong vệ tinh bằng gỗ. Khi vệ tinh bằng gỗ lao xuống Trái đất sau khi quay quanh quỹ đạo, gỗ có thể cháy hoàn toàn mà không thải vật liệu độc hại vào khí quyển hay mưa rác trên hành tinh. Khi nó va vào bầu khí quyển của Trái đất, các mảnh vỡ cũng bốc cháy. Các nhà phát triển tin tưởng rằng, vệ tinh gỗ sẽ có những lợi ích nhất định so với vệ tinh truyền thống. Họ cho rằng khung gỗ có thể được sử dụng để chứa các bộ phận được sử dụng để truyền dữ liệu hoặc điều chỉnh hướng đi của vệ tinh.
8. Nước nào đang nghiên cứu vệ tinh để vớt rác vũ trụ?
-
icon
Nhật Bản
-
icon
Mỹ
-
icon
Nga
nghiên cứu 1 thiết bị dạng lưới có tác dụng dọn rác vũ trụ, hoạt động trên nền tảng điện động lực. Điện được tạo khi thiết bị quay sẽ giúp làm chậm tốc độ của rác trong không gian, kéo chúng về bầu khí quyển, nơi chúng bị đốt cháy trước khi rơi xuống mặt đất một cách vô hại. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, trở ngại lớn nhất của việc dọn dẹp rác thải vũ trụ không phải ở vấn đề công nghệ hay kỹ thuật, mà chính là ở con người. Theo quy định quốc tế, các quốc gia và tổ chức không được phép tác động vào vệ tinh hoặc tàu vũ trụ của nhau. Hành động này thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh. Chính vì vậy, các quốc gia cần sớm thống nhất một hiệp ước quy định việc cứu hộ và loại bỏ các vật thể bay trong không gian. Nếu không, hậu quả từ rác thải vũ trụ sẽ trở nên vô cùng khó lường.
9. Công ty khởi nghiệp nào của Thụy sỹ thực hiện 'sứ mạng' kinh doanh xử lý rác vũ trụ?
-
icon
ClearSpace
-
icon
Astroscale
-
icon
Space Fence
Câu trả lời đúng là đáp án A: Công ty khởi nghiệp ClearSpace của Thụy Sĩ sẽ cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu thực hiện sứ mệnh giải quyết rác thải vũ trụ, mở ra thị trường “kinh doanh” mới ngoài không gian. Ngày 1/12/2020, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký kết với Công ty ClearSpace của Thụy Sĩ một hợp đồng dịch vụ trị giá 100 triệu euro nhằm thu dọn mảnh vỡ không gian. Theo tạp chí Science et Avenir (Pháp), đây là thương vụ đầu tiên trên thế giới liên quan đến công việc dọn rác trên quỹ đạo tầm thấp. ClearSpace là công ty có nguồn gốc từ Đại học Bách khoa liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne. Công ty này hoạt động với vốn góp của khoảng 20 công ty từ 8 quốc gia thành viên ESA gồm Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech, Đức, Anh, Ba Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Romania. Theo hợp đồng, năm 2025, ClearSpace sẽ đưa vệ tinh dọn rác ClearSpace-1 nặng 500 kg lên không gian để thu hồi một mảnh vỡ là tầng trên tên lửa Vega của ESA được phóng đi từ năm 2013. Mảnh vỡ lớn như chiếc máy giặt, nặng 112 kg, bay trên quỹ đạo thấp cách Trái đất 800 km. Vệ tinh dọn rác sẽ quan sát mảnh vỡ để xác định tốc độ, sau đó đưa 4 cánh tay máy chộp lấy và dìu mảnh vỡ ra khỏi quỹ đạo. Cuối cùng, vệ tinh và mảnh vỡ cùng phân rã trong khí quyển. Trong gần 60 năm hoạt động không gian với hơn 5.500 lượt phóng, hiện có khoảng 42.000 vật thể lớn hơn 10 cm quay quanh Trái đất tạo thành đám mây chất thải.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm