'Quên' giám sát thâu tóm ngân hàng

'Quên' giám sát thâu tóm ngân hàng
TP - Cuối tuần qua, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công khai thông tin đáng chú ý “tình trạng lũng đoạn tại các ngân hàng đã được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia chỉ ra và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cách đây 2 năm”.

> Điều tra , xử lý nghiêm bất kể là ai

Theo ông Nghĩa, tiền của những ông chủ đầu tư vào ngân hàng phải là tiền sạch 12 đời (điều tra nguồn gốc 12 đời). Chỉ khi đó, ngân hàng thương mại mới thực sự là ngân hàng của cộng đồng, nhân dân và của đất nước, chứ không phải là ngân hàng của “choa” (chúng tao).

Thông tin trên cho thấy, lâu nay việc giám sát hoạt động thâu tóm các ngân hàng bị buông lỏng, dù đã được cảnh báo. Đáng lưu ý, trong phiên trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, khi được hỏi về nguồn tiền ở đâu để các tổ chức và cá nhân thâu tóm Sacombank, qua việc mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng thừa nhận không biết họ lấy tiền ở đâu.

Câu trả lời của Thống đốc cũng cho thấy thực tế lâu nay việc kiểm soát dòng tiền và những quy định của Luật Phòng chống rửa tiền (do chính NHNN chủ trì soạn thảo) không được thực thi.

Theo quy định tại Nghị định 74 (năm 2005), về chống rửa tiền, một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong khi đó, thời điểm mà các tổ chức, cá nhân thâu tóm Sacombank, ngân hàng này có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, nên để thâu tóm được cần nhiều ngàn tỷ đồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, người quản lý khác và những người có liên quan (anh chị em, con nuôi, con ruột...) phải kê khai các lợi ích liên quan với công ty, như: tỷ lệ cổ phần sở hữu, phần vốn góp, thời điểm góp vốn.

Với ngành ngân hàng, những thông tin trên nếu được công khai, minh bạch sẽ chống được sở hữu chéo và việc dùng tiền của chính ngân hàng (do người dân gửi) để thâu tóm lẫn nhau.

Nếu việc thực thi những quy định trên được giám sát chặt chẽ, thì dòng tiền dùng để thâu tóm ngân hàng trên được lấy từ đâu, đi đâu về đâu sẽ rõ ràng, minh bạch.

Chức năng chính của một cơ quan nhà nước là xây dựng chính sách, pháp luật, lấy đó làm công cụ thể quản lý.

Nhưng khi công cụ đó bị bỏ quên (dù vô tình hay hữu ý), đều gây hậu quả xấu cho xã hội. Với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hậu quả ấy khó tính được bằng tiền.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
TPO - Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt Nam trên internet. Theo đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” cùng từ lóng “đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới” gây bão tìm kiếm. “Bão Yagi” và “giá vàng” dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất.