Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, phá hủy tài sản trước sự tiếc nuối của dân địa phương

0:00 / 0:00
0:00
Khi quân đội Mỹ đóng gói rời khỏi Afghanistan sau gần 20 năm chiến tranh, họ đã phá hủy nhiều thiết bị và bán như phế liệu cho các đại lý địa phương. Nhiều người Afghanistan đang tỏ ra tiếc nuối và tức giận rằng hàng núi vật tư và thiết bị bị phá hủy trước khi bán cho họ. (Ảnh AP / Rahmat Gul)
Khi quân đội Mỹ đóng gói rời khỏi Afghanistan sau gần 20 năm chiến tranh, họ đã phá hủy nhiều thiết bị và bán như phế liệu cho các đại lý địa phương. Nhiều người Afghanistan đang tỏ ra tiếc nuối và tức giận rằng hàng núi vật tư và thiết bị bị phá hủy trước khi bán cho họ. (Ảnh AP / Rahmat Gul)
TPO - Người Mỹ đang tháo dỡ căn cứ không quân Bagram, tiền đồn lớn nhất còn lại của họ ở Afghanistan, và bất cứ thứ gì mà họ không mang về nhà hoặc cung cấp cho quân đội Afghanistan, họ sẽ phá hủy càng kỹ càng tốt để đảm bảo thiết bị không rơi vào tay phiến quân.

Phần còn lại của một số phương tiện vận tải có khả năng di chuyển trên mọi địa hình nằm nghiêng bên trong bãi phế liệu ngổn ngang của Baba Mir, cùng với những mảnh vỡ từng là máy phát điện, xích xe tăng đã bị tháo dỡ thành từng khối kim loại và những dãy lều bị cắt chất thành từng đống.

Đó là tất cả các thiết bị quân sự của Mỹ. Người Mỹ đang tháo dỡ căn cứ không quân Bagram gần đó, tiền đồn lớn nhất còn lại của họ ở Afghanistan, và bất cứ thứ gì mà họ không mang về nhà hoặc cung cấp cho quân đội Afghanistan, họ sẽ phá hủy càng kỹ càng tốt.

Họ làm như vậy như một biện pháp an ninh, để đảm bảo thiết bị không rơi vào tay phiến quân. Nhưng đối với Mir và hàng chục người bán phế liệu khác xung quanh Bagram, đó là một sự lãng phí đáng giận.

“Những gì họ đang làm là phản bội người Afghanistan. Họ nên rời đi”, Mir nói với phóng viên AP. "Giống như họ đã phá hủy chiếc xe này, họ đã hủy hoại chúng tôi."

Khi vài nghìn binh sĩ cuối cùng của Mỹ và NATO rục rịch hồi hương, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm của chính họ ở Afghanistan, họ phải thực hiện một nhiệm vụ hậu cần lớn là thu dọn các căn cứ trên khắp Afghanistan. Họ để lại phía sau những người dân Afghanistan, có những người vô cùng thất vọng và tức giận. Họ cảm thấy bị bỏ rơi trước một di sản mà họ đổ lỗi ít nhất một phần cho người Mỹ - một chính phủ được Mỹ hậu thuẫn được nói là tham nhũng sâu sắc và sự bất ổn ngày càng gia tăng có thể làm bùng phát giai đoạn nội chiến mới tàn khốc.

Sự cay đắng của các chủ bãi phế liệu chỉ là một phần nhỏ trong số đó, và điều đó có phần tư lợi: họ tức giận một phần vì lẽ ra họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thiết bị nguyên vẹn. Nhưng cay đắng là chủ đề chung trong hai thập kỷ đau thương và hủy diệt vừa qua, nơi những hành động mà Mỹ quảng cáo là cần thiết hoặc có lợi chỉ khiến những người Afghanistan vỡ mộng khi cảm thấy hậu quả.

Tại Bagram, phía tây bắc thủ đô Kabul và các căn cứ khác, lực lượng Mỹ đang kiểm kê các thiết bị sẽ được trả lại cho Mỹ. Hàng chục nghìn container kim loại, dài hơn 6m, đang được vận chuyển trên máy bay chở hàng C-17 hoặc bằng đường bộ qua Pakistan và Trung Á. Tính đến tuần trước, 60 chiếc C-17 với đầy đủ thiết bị đã rời Afghanistan.

Các quan chức Mỹ đang giữ bí mật về những gì ở lại và những gì sẽ được chuyển đi. Hầu hết những gì đang được vận chuyển về nhà là thiết bị nhạy cảm không bao giờ có ý định để lại, một số quan chức Quốc phòng Mỹ và phương Tây nói với AP với điều kiện giấu tên.

Các thiết bị khác bao gồm máy bay trực thăng, xe quân sự, vũ khí và đạn dược sẽ được bàn giao cho Lực lượng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Afghanistan. Một số căn cứ cũng sẽ được cung cấp cho họ. Một trong những căn cứ được bàn giao gần đây nhất là căn cứ New Antonik ở tỉnh Helmand, nơi Taliban được cho là kiểm soát khoảng 80% khu vực nông thôn.

Mục đích của việc phá hủy thiết bị là để các thiết bị và phương tiện này trở nên không thể sửa chữa cũng như không thể chuyển giao cho lực lượng an ninh của Afghanistan trong tình trạng tồi tệ.

Cho đến nay khoảng 1.300 thiết bị đã bị phá hủy, một tuyên bố của quân đội Mỹ cho biết. Một quan chức Mỹ cho biết sẽ còn nhiều thiết bị nữa bị hủy trước thời hạn cuối cùng để khởi hành vào ngày 11/ 9. Ông nói với điều kiện giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Việc hủy thiết bị này không phải là mới. Điều tương tự cũng được thực hiện vào năm 2014, khi hàng nghìn binh sĩ rút đi lúc Mỹ và NATO bàn giao trách nhiệm bảo đảm an ninh của Afghanistan cho người Afghanistan. Vào thời điểm đó, hơn 387 triệu cân Anh phế liệu từ các thiết bị và phương tiện bị phá hủy đã được bán cho người Afghanistan với giá 46,5 triệu USD.

MỚI - NÓNG