Đằng sau quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
Binh lính Mỹ tại một trại huấn luyện ở Herat, Afghanistan. Ảnh: EPA
Binh lính Mỹ tại một trại huấn luyện ở Herat, Afghanistan. Ảnh: EPA
TP - Sứ mệnh nhổ cỏ lực lượng al Qaeda sau loạt khủng bố 11/9 vào đất Mỹ được đặt tên là “Tự do lâu dài”. Khi đó, Tổng thống George W. Bush nói rằng nhiệm vụ của Mỹ “không chỉ phải bảo vệ quyền tự do quý giá của chúng ta, mà cả tự do của tất cả mọi người để có thể sinh sống và nuôi con mà không phải sợ hãi”.

Sau gần 2 thập kỷ và 3 nhiệm kỳ tổng thống, với cuộc chiến lấy đi hàng ngàn mạng sống của lính Mỹ và người Afghanistan, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hôm 14/4 rằng ông sẽ làm điều mà không ai trong 3 người tiền nhiệm của ông làm được: rời khỏi Afghanistan.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua có chuyến thăm không thông báo trước tới Afghanistan để thúc đẩy kế hoạch rút hết quân Mỹ khỏi nước này và chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất mà Washington từng triển khai. Ông Blinken đến gặp Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và một số quan chức khác, sau khi ông Biden nói sẽ đưa hết 2.500 lính Mỹ còn ở Afghanistan về nhà nhân dịp tưởng niệm 20 năm ngày xảy ra loạt tấn công 11/9.

Sau gần 2 thập kỷ và 3 nhiệm kỳ tổng thống, với cuộc chiến lấy đi hàng ngàn mạng sống của lính Mỹ và người Afghanistan, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hôm 14/4 rằng ông sẽ làm điều mà không ai trong 3 người tiền nhiệm của ông làm được: rời khỏi Afghanistan.

Trước đó, NATO cũng cho biết 7.000 binh lính không phải của Mỹ ở Afghanistan cũng sẽ rời đi trong vòng mấy tháng nữa, chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài vốn đã trở thành một thực tế cuộc sống của một thế hệ người Afghanistan trong suốt 40 năm xung đột, Reuters đưa tin.

Ông Blinken đến để trấn an các lãnh đạo Afghanistan rằng việc rút quân này không có nghĩa là dấu chấm hết cho quan hệ Mỹ - Afghanistan.

Quyết định của ông Biden không gây sốc. Cuộc chiến này đã không được nhiều cử tri Mỹ ủng hộ và người tiền nhiệm Donald Trump từng cam kết rút hết quân về nước. Dẫu vậy, Mỹ vẫn bị chỉ trích là bỏ rơi chính phủ Afghanistan và khuyến khích những phần tử cực đoan nổi dậy.

Hướng về tương lai

Khi năm 2001 đã trở thành chuyện của quá khứ và cuộc chiến tuyển dụng cả những binh lính sinh ra 3 năm sau loạt tấn công 11/9, ông Biden giờ chuyển sang các ưu tiên khác trong chính sách đối ngoại và chuyển hướng đầu tư tiền khỏi cuộc chiến cho những mối quan tâm khác.

Ông Biden cho rằng đã đến lúc “tập trung vào những thách thức ngay trước mắt chúng ta”, vào thời điểm mà “các mạng lưới và hoạt động khủng bố đã lan ra khỏi Afghanistan kể từ ngày 11/9”. Ông nói rằng một phần của công việc đó sẽ là tăng cường “năng lực của Mỹ để đối phó với cuộc cạnh tranh gay gắt mà chúng ta đang đối mặt từ một Trung Quốc đang ngày càng quyết liệt”.

“Chúng ta sẽ trở nên đáng gờm hơn nhiều trước các đối thủ và kẻ thù trong dài hạn nếu chúng ta chiến đấu cho 20 năm tới, chứ không phải 20 năm qua”, ông Biden nói.

Ngày 16/4, ông Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Giới phân tích cho rằng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc sẽ là ưu tiên cao nhất trong chương trình làm việc của họ. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của ông Biden với một lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1. Cuộc gặp diễn ra khi Mỹ đang tìm cách thách thức Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề, từ nhân quyền đến thương mại.

“Xây dựng lại quan hệ với các đồng minh và cạnh tranh với Trung Quốc đang là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của ông Biden. Cuộc gặp trực tiếp với ông Suga gửi đi tín hiệu rằng Nhật Bản là trung tâm của cả hai nỗ lực đó”, ông Jonathan Wood, giám đốc và là nhà phân tích hàng đầu về Mỹ tại hãng tư vấn Control Risks, nói với CNBC. Ông Biden và ông Suga dự kiến sẽ bàn về quan hệ đối tác an ninh Mỹ - Nhật và những lĩnh vực hợp tác khác như biến đổi khí hậu, COVID-19 và sự ổn định ở eo biển Đài Loan.

Một kết quả có thể đạt được sau cuộc gặp là kế hoạch phát triển hạ tầng tập trung vào các dự án chất lượng cao, như 5G và năng lượng sạch. Dự án hợp tác giữa Mỹ và Nhật trong phát triển hạ tầng sẽ cạnh tranh với sáng kiến Vành đai Con đường quy mô toàn cầu của Trung Quốc, Nikkei Asia đưa tin.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.