Antioxidant chính yếu phổ thông nhất là sinh tố C, betacaroten và sinh tố E có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể.
Sinh tố C là chất chống oxy hóa căn bản trong huyết tương, nó tiêu hóa gốc tự do và ngăn không cho các gốc này xâm nhập các phân tử cholesterol. Nó tăng cường sự bền bỉ của mao mạch, ngăn chặn phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Sinh tố C có nhiều trong trái cam, chanh, quít, dâu, cà chua, lá rau xanh, ớt và dễ bị tiêu hủy ở nhiệt độ cao khi nấu chín.
Beta-caroten được phát hiện từ lớp màu cam ở củ cà rốt. Chất này cần cho sự tăng trưởng và thực hiện chức năng ở các mô, tăng cường tính miễn dịch, giảm nguy cơ gây ung thư, giúp thị lực tốt hơn, và có thể được chuyển hóa thành sinh tố A. Beta-caroten có trong củ cà rốt, khoai lang đỏ, bí ngô, đu đủ, ớt, cam. Liều lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông thường là 50UI.
Sinh tố E theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nó chặn phản ứng của gốc tự do, ngăn sự oxy hóa cholesterol LDL và các chất mỡ khác, nâng cao hệ miễn dịch làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Sinh tố E có nhiều trong rau, hột giống có dầu, gan, trứng, bơ, mầm lúa mì với liều lượng trung bình mỗi ngày là 30UI.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác gồm có: selen, alpha lipoid axít, bioflavonoid, ubiquinone, cũng có tác dụng chống lão hóa nhưng không phổ biến bằng sinh tố C, E, beta-caroten.