Bạo lực trắng
Cả sân trường đang yên tĩnh với tiếng hô khẩu lệnh của thầy giáo thể dục, bỗng có tiếng hét “đi thôi” cùng với tiếng đồ dùng học tập loảng xoảng rơi. Trên tầng 2, một học sinh lao ra khỏi lớp, chạy dọc hành lang vừa hò vừa hét rồi xuống sân trường. Đội hình, đội ngũ thầy Ngọc Minh bỗng náo loạn, thầy cũng đứng tim. Tuy đã quen với hình ảnh này, nhưng thầy Minh vẫn không khỏi bàng hoàng mỗi khi cô học sinh này xuất hiện.
Giáo viên mong muốn mỗi ngày đến trường cũng là ngày hạnh phúc. Ảnh: Như Ý |
Năm học nào, trường của thầy Ngọc Minh (một trường Tiểu học tại Hà Nội) cũng có vài học sinh thuộc diện tăng động giảm chú ý. Mỗi em một biểu hiện và giáo viên phải tập quen dần. Có em đột ngột phản ứng, em khác lại có xu hướng dễ nổi nóng, bạo lực với bạn. Cô Thu Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của trường cho biết, những em có xu hướng bạo lực thường rất khó kiểm soát. Trong giờ học, học sinh đứng phắt dậy, tát bốp vào mặt bạn ngồi đằng sau mặc dù bạn đang nghiêm túc học bài. Bạn bị đánh bất ngờ, không biết lí do và mếu máo khóc. Lớp học đang tập trung lại nháo nhác và cô Hiền phải làm quan tòa phân xử.
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Hoàn Kiếm kể, trong trường có phụ huynh cho con học từ lớp 6 đến năm nay lớp 9 nhưng chưa đóng một đồng học phí nào, dù chỉ 155.000 đồng/tháng. “Họ có lương, có thu nhập nhưng không nộp học phí vì cho rằng nhà nước phải lo học phí cho con em họ đi học.
Những tình huống dở khóc dở cười của giáo viên đối với những học sinh bị bệnh tâm lí gần như trường học nào trên địa bàn Hà Nội cũng có từ tiểu học đến THCS. Nhưng đáng nói là, giáo viên bị cô đơn trong việc giảng dạy, hỗ trợ những học sinh này. Theo cô Hiền, trường học bình thường có nhiệm vụ giáo dục hòa nhập, tức là có học sinh khuyết tật học cùng, nhưng chỉ là những khuyết tật thể nhẹ. Thời gian gần đây, số lượng học sinh bị mắc các bệnh về tâm lí như tự kỉ, tăng động giảm chú ý,... ngày càng tăng.
Nhiều phụ huynh vì lí do nào đó không chấp nhận thực trạng bệnh tật của con nên không đưa con đi khám, đánh giá. Vì vậy, họ coi việc dạy học cho trẻ là nhiệm vụ của giáo viên, họ đòi hỏi rất nhiều. Ví dụ, khi phản ánh con bạo lực với bạn, họ nói đó là trách nhiệm của cô giáo phải quản lớp. Con gây mất trật tự trong lớp, họ nói do giáo viên không biết quản học sinh… “Chúng tôi, những giáo viên dạy trường bình thường có được tập huấn dạy hòa nhập nhưng không phải giáo viên chuyên biệt. Những học sinh mắc bệnh tâm lí nặng cần phải có sự hỗ trợ, can thiệp của giáo viên, các trường chuyên biệt. Nhưng nói thế nào phụ huynh cũng không đưa con đi khám và vì không có kết luận của bệnh viện, nhà trường bắt buộc vẫn phải nhận học sinh vì là nhiệm vụ của trường công”, cô Hiền tâm sự.
Theo cô Hiền, năm nào chủ nhiệm lớp có học sinh bị tăng động giảm chú ý hoặc tự kỉ, giáo viên đến bạc tóc vì vất vả, lo lắng. Sĩ số lớp đông, lo dạy đã mệt, lại còn lo chăm sóc, hỗ trợ học sinh bị bệnh tâm lí nặng. Nhiều khi những em này đi vệ sinh tự nhiên ngay trong lớp mà không có ý thức, giáo viên là người phải xử lí. “Điều buồn nhất là giáo viên không nhận được sự hỗ trợ từ phụ huynh”, cô Hiền nói. Hôm nào học sinh “quậy” là cô Hiền trở về nhà trong trạng thái căng thẳng.
Xã hội phát triển, phụ huynh có thêm một vũ khí là mạng xã hội nên thầy cô giáo ngày càng áp lực. Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, Hoàn Kiếm chia sẻ, nhiều hôm phải ở lại trường tới 22-23h để phân xử chuyện học sinh xích mích. Điều vô lí ở chỗ, phụ huynh yêu cầu nhà trường phải bắt các bạn khác chơi với con họ. Học sinh đánh nhau ngoài trường với học sinh trường khác, phụ huynh cũng vào trường bắt đền. Áp lực hơn là nhiều phụ huynh không cần biết phải trái, đúng sai, thấy con bị bắt nạt hoặc cô lập ở lớp là đến ngay trường mặt đối mặt lời qua tiếng lại với giáo viên chủ nhiệm.
Bạo lực học đường xảy ra với giáo viên không chỉ là câu chuyện bạo lực nóng do bị phụ huynh, thậm chí cả chính học sinh của mình tác động vật lí mà còn là những câu chuyện không biết tỏ cùng ai. Theo ghi nhận của phóng viên, ở nhiều trường tại Hà Nội có một số phụ huynh không chịu trách nhiệm đóng góp các khoản thu hợp pháp cho con em.
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Hoàn Kiếm kể, trong trường có phụ huynh cho con học từ lớp 6 đến năm nay lớp 9 nhưng chưa đóng một đồng học phí nào, dù chỉ 155.000 đồng/tháng. “Họ có lương, có thu nhập nhưng không nộp học phí vì cho rằng nhà nước phải lo học phí cho con em họ đi học. Chuyện này xảy ra từ trường tiểu học rồi”, vị hiệu trưởng này kể. Ức chế, bức xúc và giáo viên phải bỏ tiền lương để đóng học phí, tiền ăn bán trú, tiền bảo hiểm y tế cho học sinh là có thật đối với những gia đình không khó khăn nhưng vô trách nhiệm với con em.
Áp lực từ phụ huynh
ĐH Quốc gia TPHCM vừa công bố đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang”. Kết quả khảo sát cho thấy, một điều khá bất ngờ rằng, giáo viên bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh. Theo đó, trên 70% giáo viên cho rằng, họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh. Gần 41% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.
Nhiều nhà quản lí và giáo viên các cấp đều có chung nhận định, hiện nay áp lực từ phía phụ huynh đối với giáo viên đang là vấn đề đáng báo động. Nhiều phụ huynh đặt kì vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook...
Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên còn phản ánh rằng, một số phụ huynh có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như: trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao. Nhiều giáo viên phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội... Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.
Nhiều giáo viên phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội... Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.