Quy định dạy thêm có kẽ hở, 'mở toang cửa' cho giáo viên dạy thêm cấp tiểu học

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dự thảo Thông tư Quy định dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT quy định nội dung không dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được cho là chưa chặt chẽ, tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học dạy thêm ngoài nhà trường.

Thông tư 17/2012 của Bộ GD&ĐT nêu rõ: “Không dạy thêm đối với bậc tiểu học” nhưng trên thực tế nhiều năm qua, dạy thêm ở bậc tiểu học vẫn diễn ra tràn lan ở các địa phương, gây bức xúc cho phụ huynh.

Ở nhiều nơi, sau khi kết thúc 2 buổi học ở trường, phụ huynh phải đưa con đến trung tâm hoặc các lớp học thêm do giáo viên giảng dạy để tiếp tục học thêm. Một ngày học của những đứa trẻ mới chỉ 6-7 tuổi kéo dài từ 8 giờ sáng đến tối mịt mới kết thúc. Phụ huynh vạ vật, mệt mỏi vì đưa đón, học sinh áp lực vì không có thời gian nghỉ ngơi ngay từ lớp 1 là thực tế.

Chị Nguyễn Thùy Dương, có 2 con ở bậc tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, ngay sau lễ khai giảng năm học mới, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thông báo giáo viên mở lớp dạy thêm sau giờ học.

Quy định dạy thêm có kẽ hở, 'mở toang cửa' cho giáo viên dạy thêm cấp tiểu học ảnh 1

Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn đối với dạy thêm ở bậc tiểu học.

không có nhu cầu cho con luyện thi vào lớp 6 các trường THCS chất lượng cao nhưng khi thấy đa số phụ huynh trong lớp đều đăng ký cho con học Tiếng Việt, Toán tuần 2 buổi do giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, chị Dương cũng đành tặc lưỡi đăng ký. Và rồi cứ kết thúc giờ học trên lớp, vào thứ 4, thứ 6 hằng tuần, giáo viên lại đưa học sinh ra phòng học gần trường để dạy thêm tuần 2 buổi, mỗi buổi 1,5 giờ. Trong 2 con, có một bé phải đi học cả sáng thứ 7 buộc gia đình phải đưa đón rất mất thời gian.

“Tôi cho rằng, ở bậc tiểu học, các con đã học ngày 2 buổi, không cần thiết phải đi học thêm vừa tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian, sức lực của con lẫn bố mẹ”, chị Nguyễn Thùy Dương ở quận Đống Đa (Hà Nội) nói.

Anh Ngọc Dương, ở quận Hà Đông (Hà Nội) ấm ức kể lại câu chuyện cách đây vài năm, con gái mới chỉ học lớp 2 nhưng đã bị giáo viên ép đi học thêm đến mức anh phải chuyển trường cho con. Mỗi lần đi đón con, hễ gặp cô giáo, anh Dương thường bị gọi lại để than phiền rằng, con học kém, mất gốc và đề nghị đi học thêm ở lớp do cô giảng dạy. Không muốn con phải dành quá nhiều thời gian học các môn văn hóa nên anh Dương phớt lờ lời cô giáo. Tuy nhiên, sau đó giáo viên tiếp tục gia tăng sức ép nên gia đình quyết định chuyển con sang trường tư. Ở môi trường học tập mới, con được tham gia các hoạt động rất tự tin, giáo viên không than phiền hay yêu cầu đi học thêm.

“Học thêm là cần thiết đối với một số người hoặc một thời điểm, giai đoạn nào đó nhất định, không nên học thêm ở bậc tiểu học. Tôi mong, trường học tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh được vui chơi, rèn luyện thể thao thay vì đi học thêm”, anh Dương nói.

"Mở toang cửa" cho dạy thêm?

Trong dự thảo về Thông tư quy định dạy thêm học thêm được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến mới đây có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là bỏ cụm từ: “Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học” thay vào đó đưa nội dung: “Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành từng lý giải, vì đã có nội dung những trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không được tổ chức dạy thêm, học thêm nên không cần thiết đưa thêm quy định không dạy thêm ở bậc tiểu học vào nữa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định chỉ yêu cầu “Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường…” như vậy là không chặt chẽ, tạo kẽ hở cho giáo viên kéo học sinh ra ngoài dạy thêm.

“Rõ ràng, quy định chỉ cấm dạy thêm trong trường đối với trường hợp đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Như vậy, giáo viên tổ chức dạy thêm ở ngoài là không sai và điều này có thể khiến cho tình trạng dạy thêm ở bậc tiểu học thêm trầm trọng, vắt kiệt sức lực học sinh”, một phụ huynh nói.

Bà Nguyễn Thị Ngân Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, Thông tư hiện hành quy định không cho phép giáo viên tiểu học dạy thêm do đó, nhà trường có phương án quản lý bằng cách thường xuyên thông báo quy định, yêu cầu giáo viên phải chấp hành. Nhà trường cũng phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra thực tế tuy nhiên chủ yếu giáo viên phải nhận thức được quy định để thực hiện.

Cũng theo bà Bình, ở bậc tiểu học, chương trình GDPT 2018 hiện nay thiết kế dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo kiến thức, kỹ năng nên học sinh không cần thiết phải đi học thêm.

Góp ý cho dự thảo của Bộ GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục cũng nói, Bộ nên có quy định cụ thể, chặt chẽ, làm cơ sở khi triển khai phù hợp với thực tế đối với học sinh tiểu học đã học 2 buổi/ngày, giáo viên không dạy thêm đối với học sinh nhỏ tuổi. Nếu chỉ cấm dạy thêm trong trường, giáo viên có thể công khai kéo học sinh dạy thêm ngoài nhà trường sẽ để lại nhiều hệ lụy cho học sinh và xã hội.

Cho rằng học thêm dạy thêm là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nên khó cấm cản, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội) Trần Thị Hương nói, một số phụ huynh vì bận công việc nên tìm mọi cách gửi cô giáo kèm cặp, trông hộ tuy nhiên cũng từ đó nảy sinh không ít tình huống gây khó khăn cho phụ huynh. Bà Hương khuyên phụ huynh, dành thời gian quan tâm, đồng hành quan tâm tình hình học tập của con và không nên cho đi học thêm sớm, trừ những em có nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ.

MỚI - NÓNG
Bị cáo Kwok Hakman Oliver Kwok
Luật sư đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ 'phạm tội do lạc hậu’ cho một đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan
TPO - Bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver, luật sư Đặng Kim Chinh đã đề nghị HĐXX xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ ‘phạm tội do lạc hậu’ cho bị cáo này. Bởi bị cáo Oliver là người nước ngoài, đã sinh sống phần lớn cuộc đời ở nước ngoài, dẫn đến kém hiểu biết về kiến thức pháp luật Việt Nam.
Bình luận

Hạnh

Vậy có những trường chỉ dạy 1 buổi. Nhà không có ông bà ba mẹ phải đi làm nguyên ngày, các bé tiểu học thì quá nhỏ không thể tự ở nhà 1 mình và tự di chuyển để đến trường thì phải làm sao. Học thêm cũng là do nhu cầu chứ đâu có ai bắt ép.

Thích Trả lời

Minh

Việc dạy thêm học thêm không nên cấm mà nên có những quy định để quản lí sẽ tốt hơn, quy chế dạy và học phù hợp. Nhu cầu học và dạy là chính đáng phụ huynh không có thời gian dạy con, muốn con được bồi dưỡng tốt hơn thì GV dạy có gì sai. Các vị bảo học trên lớp là đủ xin lỗi ăn với thời gian ít ỏi trên lớp mà để dạy một lớp với nhiều học sinh phân hoá các mức độ thì không thể nào truyền tải được hết kiến thức, cũng không thể so sánh ngày xưa thế hệ ông bà không học thêm vẫn giỏi, mỗi thời mỗi khác càng ngày kiến thức cũng nhiều càng khó hơn, sách vở cũng nhiều hơn và nặng hơn, áp lực thi cử cũng cao hơn. Cấm đoán quá không cẩn thận lại làm thế hệ sau thụt lùi đi thì.

Thích (1)Trả lời

Luyen

Theo tôi, môn tiếng Anh nên được khuyến khích học mọi lúc mọi nơi có thể từ khi các cháu còn bé để hướng tới mục tiêu đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ t2 trong trường học Việt Nam, vây nên cho phép môn tiếng Anh được dạy và học thêm từ cấp tiểu học

Thích (2)Trả lời

Xuân Trường

Học nhiều quá các con cần nghĩ ngơi

Thích (2)Trả lời

Thu Trang

Học thêm là nhu cầu của học sinh và phụ huynh. GVCN không mở lớp dạy thêm thì phụ huynh cũng tự tìm đến Gv khác để cho con mình học. ( Gv về hưu hoặc Gv mới tốt nghiệp chưa có việc làm). Nhiều phụ huynh nói cho con học chứ để ở nhà toàn chơi game. Có cấm thì nên cấm hs học thêm Có cấm thì nên cấm Hs không học

Thích (10)Trả lời

Khoa

GV đứng lớp 1 năm/650 giờ các ngành khác làm 1năn/1. 900giờ nên GV rãnh có thời gian làm thêm là đúng rồi

Thích (3)Trả lời

Lê Văn Thái

Bỏ xét tuyển vào các cấp bằng học bạ, thế là xong

Thích (1)Trả lời

Đặng Trí Dũng

Tôi xin hỏi Bộ giáo dục : chương trình dạy học tiểu học được thiết kế dạy cả ngày. Vậy tại sao học sinh phải đi học thêm? Tương tự nếu bậc THCS học ngày 2 buổi thì tại sao học sinh phải đi học thêm?

Thích (9)Trả lời

Đình Mùi

Vấn nạn dạy thêm xin chào thua

Thích (5)Trả lời

Mai

Mong cấm việc dạy thêm học thêm tuyệt đối. Sức khoẻ đâu và thời gian đâu cho các con học và phụ huynh đưa rước theo. Các thầy cô dạy trên lớp qua loa chủ yếu dạy thêm kiếm tiền. Rồi đứa này đi học đứa kia không đi học thầy cô đì. Mong cấm và phạt thật nặng việc dạy học thêm

Thích (26)Trả lời

Lê Duyên Nam

Phụ huynh và học sinh có nhu cầu thì gv mới mở được lớp. Chứ ai mà không có học sinh mở lớp thế nào. Sao kh soi bác sĩ ấy. Tôi ở Biên Hoà. Bác sĩ khám 1 bệnh nhân và thuốc mỗi người 500k. Ai bệnh nặng hơn thì lấy tiền cao hơn. Tại sao bác sĩ được làm thêm buổi tối và chủ nhật. Tạo sao môn võ được mở lớp dạy Tại sao người làm mỹ thuật vẽ hội hoạ được mở lớp. Mà giáo viên chúng tôi bỏ thời gian công sức chất xám. Lại luôn bị chỉ trích bởi báo chí và xã hội loài người. Công bằng ở đâu, nhân văn chỗ nào.

Thích (36)Trả lời

Đào Văn Hân

@Lê Duyên Nam: Việc làm tốt. Giúp cho hs nâng cao học thức và tư duy thì bị xã hội lên án. Đến chịu thua

Thích (4)Trả lời

Do thi thanh tĩnh

@Khanh: bạn nói đúng

Thích (1)Trả lời

Khanh

@Lê Duyên Nam: bạn nghĩ phụ huynh chúng tôi không biết GV hay bạn dạy gì dạy như thế nào à? Nếu dạy tốt thì các con không cần phải đi học thêm. Ngày xưa chúng tôi không cần học thêm nhưng vẫn học giỏi

Thích (10)Trả lời

Lộc

@Lê Duyên Nam: chị nói quá đúng ạ

Thích (5)Trả lời

Phần Đức Thắng

@Lê Duyên Nam: khi giáo viên xem trọng việc dạy thêm kiểu gì cũng ảnh hưởng việc dạy chính: chất lượng bài giảng không cao, 1 số còn đi dạy cho đủ, thế công bằng ở đâu cho người không học hả bạn, chưa kể có sự trù ghét với người không học...

Thích (18)Trả lời

Nguyễn Thao

Bỏ chấm điểm thông qua hình thức đánh giá nhận xét về tinh thần học tập sinh hoạt ở lớp ở trường của các con... Như vậy sẽ không gây áp lực cho cả bố mẹ và giáo viên. Còn Nhà nước đã ban hành văn bản thì câu từ cần ngắn gọn và đủ ý không kiểu mập mờ : với học sinh cấp tiểu học cấm dạy thêm ngoài giờ dưới mọi hình thức.

Thích (9)Trả lời

Nguyễn hoài nam

Ngành giáo dục quá yếu kém, bao nhiêu năm đổi mới không hiệu quả. Ngày càng có nhiều ý kiến trái chiều trong công tác quản ly.

Thích (11)Trả lời

Vân Bui

Có cái kiểu học trước thì sau dạy gì... Không biết,học suốt ngày rồi còn đến nhà cô học.

Thích (6)Trả lời

Tư xe ôm

Không thích thì không học, đua đòi hơn thua cho cố vào rồi đổ thừa. Con tui đi học 2 đứa chả đứa nào học thêm thì có làm sao?

Thích (12)Trả lời

Nguyễn Hằng

Tôi cũng dạy tiểu học. 33 năm tận tụy với học trò rồi. Có mấy năm PH hỏi cô dạy thêm không để cho con học. Tôi trả lời k. Tôi nghĩ chỉ cần các em chú ý nghe giảng, về nhà chuẩn bị bài, học bài theo hướng dẫn của cô và có sự quan tâm của bố mẹ là được. Khi tôi không dạy thì trẻ tìm cô khác để học. Có người dạy thêm thì cũng lo chỉ bảo cho học sinh. Có em mang tiếng đi học thêm mà chả thấy tiến bộ gì.

Thích (20)Trả lời

Vân

@Nguyễn Hằng: quá chuẩn luôn cô.

Thích (2)Trả lời

Nguyễn Thị Tươi

@Nguyễn Hằng: cô giáo có tâm

Thích (4)Trả lời

Bùi văn sỹ

Cấm tuyệt đối. Không giải thích. Để phát triển đất nước.

Thích (8)Trả lời

Thanh

Con tôi học lớp 8 cháu có tinh thần tự học rất tốt, kết điểm số các bài thi viết và giữa ký thuộc tốp cao của trường, cháu chủ yếu tự học chỉ đi học thêm toán ở cô giáo dạy trường khác và học tiếng anh tại trung tâm. Ở trường cháu có cô tiếng anh và văn luôn tìm mọi cách để đì cháu. Ví dụ như kiểm tra viết và kiểm tra giữa kỳ cháu luôn được 10, nhưng đến lúc kiểm tra miệng thì những lần cháu được 10 cô không ghi vào sổ điểm mà đợi khi cháu được điểm thấp thì cô mới vào sổ, mặc dù hôm đò cháu làm tốt hơn bạn thì bạn vẫn được điểm cao hơn, cháu có hỏi lý do vì sao vậy thì cô bảo cháu hỗn và tiếp tục trừ điểm của cháu. Trong khi đó bé thi ioe các vòng luôn đạt top 2 của trường. Còn môn văn thì các bạn có đi học thêm kể là cô cho đề bài kiểm tra trước để cho các bạn làm, và khi chấm kiểm tra dù bài của các bạn không tốt bằng nhưng vẫn luôn được điểm cao hơn các bạn không đi học thêm. Như vậy, thì thử hỏi làm sao có sự đối Xử công bằng giữa các học sinh học và không học thêm, và những học sinh đi học thêm thực tế kiến thức các cháu có tốt hơn không hay chỉ để nhận được sự ưu ái của giáo viên. Đề nghị nên cấm triệt để việc dạy thêm học thêm học sinh chính khóa của giáo viên. Học sinh nào yếu hay muốn học nâng cao thì tự tìm đến trung tâm hoặc tự lên mạng học để tạo môi trường giáo dục lành mạnh và công tâm.

Thích (16)Trả lời

Nguyễn đình Hùng

Tôi ở Hà Nội một buổi học thêm ở cấp tiểu học của con tôi giáo viên thu về gần 10tr tiền học. Như vậy bảo sao giáo viên không ép học thêm. Dạy 1 buổi bằng lương nhà nước cả tháng

Thích (9)Trả lời

tan

@Nguyễn đình Hùng: bạn nói quá rồi, nói như bạn thì 1000 giáo viên chắc chỉ có 1 hoặc 2 người, chứ chúng tôi dạy Tiểu Học dạy thêm 1 tuần 2 buổi thôi, 35k/1 em/1 buổi, mà phòng học đầy đủ quạt, điều hoà …

Thích Trả lời

Nguyễn Quốc Phương

Có vấn đề dạy thêm mà tốn giấy mực quá. Rồi bao nhiêu quy định có giải quyết được vấn đề không nếu không có thanh kiểm tra và xử lý nghiêm?

Thích (4)Trả lời