Trào lưu chơi Threads như một 'góc tâm tình' hiện đại của giới trẻ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Threads - mạng xã hội mới thời gian gần đây thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới trẻ, đặc biệt là Gen Z. Đây được ví như một “góc tâm tình” hiện đại, nơi người dùng có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc mà ít chịu áp lực phán xét từ cộng đồng.

Nhiều bạn trẻ chọn mạng xã hội Threads để bày tỏ về các vấn đề cá nhân như tình yêu, áp lực học tập, khó khăn công việc hay những tâm sự thầm kín. Với khả năng đăng tải nội dung dài, Threads trở thành nơi lý tưởng để giãi bày mà không cần lo ngại về sự giới hạn ký tự hay sự chú ý không mong muốn.

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ tâm sự, Threads còn là nơi các bạn trẻ tận dụng để kết nối chuyên môn. Nhiều bạn đã biến nền tảng này thành “LinkedIn thu nhỏ,” nơi họ đăng CV, tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau.

Vì là ứng dụng mới, chưa phổ biến như Facebook nên Threads trở thành không gian lý tưởng cho các bạn trẻ tự do chia sẻ câu chuyện mà ít sợ bị đám đông chỉ trích. Họ mạnh dạn kể ra những suy nghĩ, tâm tư và được những người lạ trên cùng nền tảng cảm thông và thấu hiểu.

Theo Mark Zuckerberg - CEO Meta, ứng dụng Threads hiện có khoảng 275 triệu người dùng hàng tháng. Lượng người dùng Threads tăng 175% so với mức 100 triệu năm ngoái.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng cũng khiến Threads đối mặt với thách thức về kiểm duyệt nội dung. Một số bài viết mang tính chất nhảm nhí, thậm chí không phù hợp, đã xuất hiện, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mạng xã hội này.

Trào lưu chơi Threads như một 'góc tâm tình' hiện đại của giới trẻ ảnh 1

Netizen thoải mái cởi mở chia sẻ về công việc trên Threads. Ảnh: MXH Threads

Trào lưu chơi Threads như một 'góc tâm tình' hiện đại của giới trẻ ảnh 2

Ảnh: MXH Threads

Trào lưu chơi Threads như một 'góc tâm tình' hiện đại của giới trẻ ảnh 3

Mạng xã hội Threads được ví như một góc tâm tình hiện đại. Ảnh: MXH Threads

Trào lưu chơi Threads như một 'góc tâm tình' hiện đại của giới trẻ ảnh 4

Từ sức khỏe tinh thần, áp lực công việc đến tình yêu... đây là những chủ đề phổ biến được giới trẻ chia sẻ cởi mở hơn trên Threads. Ảnh: MXH Threads

Thời gian gần đây, nhiều nhà tuyển dụng cũng đã "bắt trend" để thu hút nhiều ứng viên trẻ cùng các nền tảng tuyển dụng truyền thống như LinkedIn hay TopCV. Bởi với một bài đăng trên Threads, nhà tuyển dụng dễ tạo ra tương tác hai chiều, thu hút sự chú ý hơn những bản mô tả công việc truyền thống. Tuy nhiên, nó cũng có những rào cản nhất định như thiếu "bộ lọc" đánh giá ứng viên và sự thể hiện chuyên nghiệp so với các nền tảng khác.

Tuy nhiên, với lợi thế của Threads đến từ việc dễ mở tài khoản và liên kết với nền tảng chia sẻ ảnh Instagram, có thể đăng bài, bình luận ẩn danh nên đã tạo cơ hội cho một bộ phận người dùng vô tư bàn chuyện giới tính, flex quá mức, dễ "bóc phốt" người khác.

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định, mạng xã hội tối ưu hóa nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút người dùng trong thời gian ngắn, khiến chúng ta tiêu thụ thông tin nhanh chóng nhưng hiếm khi đi sâu vào chi tiết hay phân tích cặn kẽ.

Sự đa dạng về chủ đề nhưng thiếu chiều sâu này khiến người dùng biết về nhiều lĩnh vực nhưng không thực sự nắm rõ kiến thức chuyên sâu hay có khả năng phân tích từ nhiều góc độ.

Khi một thế hệ đang trên đà phát triển về mặt nhận thức, nếu dễ hấp thụ những thông tin nông sẽ dễ bị cuốn theo xu hướng nghiện mạng xã hội. Việc quá trông vào mạng xã hội có thể khiến cho họ quên đi mục tiêu thực sự trong cuộc sống hay tập trung vào việc học hỏi các kiến thức, kỹ năng cho công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xây dựng một xã hội giàu bản sắc văn hóa.

Bên cạnh đó, thuật toán của mạng xã hội thường gợi ý các nội dung hấp dẫn hoặc phù hợp với sở thích cá nhân, khiến chúng ta dễ bị cuốn vào các chủ đề mang tính xu hướng và giải trí, thay vì tìm hiểu thông tin chất lượng có giá trị học thuật.

MỚI - NÓNG
Hà Nội dự kiến giảm tối thiểu 15-20% đầu mối các sở
Hà Nội dự kiến giảm tối thiểu 15-20% đầu mối các sở
TPO - Hà Nội dự kiến triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức bên trong của các sở và tương đương giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lắp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các sở.