Theo đó, điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ THPT chương trình chuẩn có 7/30 ngành gần chạm ngưỡng tuyệt đối 29,9/30 điểm gồm: Ngân hàng, Ngân hàng số, Kiếm toán, Tài chính, Công nghệ tài chính, Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng, Luật kinh tế.
Ở chương trình chất lượng cao, có 2 ngành điểm chuẩn ở mức 39,9/40 điểm là Ngân hàng và Tài chính Quốc tế, Marketing số. Ngành Kinh doanh quốc tế (chất lượng cao) điểm chuẩn 39,01/40 điểm.
Ở phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, có ngành lên đến 115/150 điểm (ngành Kiểm toán). Ngoài ra có 9/24 ngành sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội lấy điểm chuẩn là 110/150 điểm. 14 ngành còn lại điểm chuẩn là 100/150 điểm. Trong khi đó, theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2024, chỉ có 4,5% thí sinh đạt điểm từ 100/150 điểm trở lên, 0,8% thí sinh đạt từ 110/150 điểm trở lên.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kì thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT, thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu có điểm xét tuyển đạt từ 315 điểm trở lên (mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển đã bao gồm điểm cộng khuyến khích và điểm ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành).
Thí sinh có thể xem đầy đủ thông tin điểm chuẩn của Học viện Ngân hàng đối với các phương thức xét tuyển sớm tại đây.