Úc sẽ xây dựng hải quân mạnh nhất kể từ Thế chiến 2

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hôm nay (20/2), Úc đưa ra kế hoạch cho cả thập kỷ để tăng gấp đôi số lượng tàu chiến và tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7 tỷ USD, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh vũ trang ở châu Á – Thái Bình Dương nóng lên.
Úc sẽ xây dựng hải quân mạnh nhất kể từ Thế chiến 2 ảnh 1

Các chiến hạm tham gia cuộc diễn tập Malabar 2023 vào cảng Sydney ngày 11/8/2023. (Ảnh: AP)

Theo kế hoạch mới, Úc sẽ tăng số lượng tàu chiến đấu mặt nước từ 11 chiếc hiện nay lên 26.

“Đây sẽ hạm đội lớn nhất mà chúng tôi có kể từ khi kết thúc Thế chiến 2”, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles cho biết.

Úc sẽ chế tạo 6 tàu khu trục lớp Hunter, 11 tàu khu trục đa nhiệm và 6 tàu chiến mặt nước hiện đại.

Một số tàu sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk có năng lực tấn công sâu trong lãnh thổ của kẻ thù.

Kế hoạch mới sẽ khiến Úc phải tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,4% GDP, cao hơn mục tiêu 2% của các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một số tàu sẽ được chế tạo ở Adelaide, tạo ra hơn 3.000 việc làm. Một số tàu sẽ sử dụng thiết kế của Mỹ và một thiết kế của nước khác, có thể từ Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

Năm 2021, Úc thông báo kế hoạch mua ít nhất 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ thiết kế, từ bỏ kế hoạch mua tàu ngầm từ Pháp.

Các tàu ngầm lớp Virginia sẽ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân, nhưng chúng sẽ không được trang bị vũ khí nguyên tử mà chỉ mang tên lửa hành trình tầm xa.

Theo các chuyên gia, với những kế hoạch này, Úc sẽ phát triển năng lực hải quân đáng kể.

Tuy nhiên, các dự án quốc phòng lớn của Úc đang gặp vấn đề về đội chi phí, thay đổi về chính sách và một số vấn đề khác.

Michael Shoebridge, một cựu quan chức an ninh cấp cao và hiện là chuyên gia phân tích độc lập, cho rằng Chính phủ Úc cần vượt qua những vấn đề trước đây là “không lãng phí thời gian thêm nữa”, vì cuộc cạnh tranh ở khu vực đã nóng lên.

Theo AP
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.