Từ vụ cháu bé 17 tháng tuổi tử vong: Cẩn trọng chọn cơ sở trông trẻ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Sự việc trẻ 17 tháng tuổi ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín (Hà Nội) bị hai bảo mẫu đánh đến tử vong là hồi chuông rúng động cảnh báo cha mẹ không nên gửi trẻ ở cơ sở không đảm bảo. Tuy nhiên, cũng cần đặt dấu hỏi về vai trò quản lý, giám sát của cơ quan chức năng trên địa bàn vì cơ sở này hoạt động không phép.

Ông Nguyễn Như Ý, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thường Tín cho rằng, đây là sự việc đau lòng, đáng tiếc.

Trẻ bị bạo hành ở cơ sở giáo dục mầm non không phép không phải lần đầu xảy ra. Trước đó, đã có rất nhiều chuyện đau lòng khi bảo mẫu đánh đập, thậm chí bóp cổ trẻ khi cho ăn. Thế nhưng, một số phụ huynh vẫn vô tư gửi trẻ ở các cơ sở tự phát.

Từ vụ cháu bé 17 tháng tuổi tử vong: Cẩn trọng chọn cơ sở trông trẻ ảnh 1

Nhà trẻ tự phát, nơi xảy ra sự việc cháu trai 17 tháng tuổi bị hai bảo mẫu đánh đập đến tử vong ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, TP Hà Nội

Bà Phạm Thanh Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non số 3, quận Ba Đình (Hà Nội) khuyến cáo, phụ huynh gửi con ở những cơ sở mầm non tự phát, không được cơ quan chức năng cấp phép là rất nguy hiểm. Bởi vì họ không có ai hướng dẫn chuyên môn, giám sát điều kiện hoạt động.

“Khi gửi con vào trường nào, phụ huynh cần phải xem cơ sở đó có được cấp phép hay không, giáo viên trình độ như thế nào, đồng thời tìm hiểu cơ sở vật chất. Khi con đi học về có biểu hiện bất thường phải ráo riết trao đổi với giáo viên, thậm chí cho đi khám bác sĩ sớm”, bà Hoa nói.

Bà Hoa cho biết, quy trình giao nhận, chăm sóc trẻ ở trường công lập được tổ chức rất bài bản. Ví dụ mỗi ngày trước khi trả con cho phụ huynh, giáo viên phải kiểm tra bỉm tã, mồ hôi, cột lại tóc để phụ huynh nhận về một đứa trẻ sạch sẽ, vui tươi nhất. Nếu có bất kỳ vết xước, muỗi đốt nào cô giáo cũng cần nói cho phụ huynh biết. Trong khi ở những cơ sở không phép, giáo viên đóng cửa muốn làm gì cũng được là nguy hiểm.

“Làm nghề này phải có cái tâm của người mẹ”, Hiệu trưởng này nói.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phải có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá các quy định đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Phối hợp với UBND xã kiểm tra, đình chỉ hoạt động nếu vi phạm đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, trong đó có việc chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.

Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường công lập khác cho hay, dù được giao quản lý cơ sở mầm tư thục trên địa bàn nhưng chỉ kiểm tra định kỳ và giám sát chuyên môn. “Thật lòng, vì họ là trường tư, tự bỏ tiền đầu tư nên không coi trọng ý kiến của các trường giám sát, tư vấn.”, hiệu trưởng này nói.

Chiều qua (5/3), trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết quản lý cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn phường, xã nào thuộc trách nhiệm của UBND phường/xã đó.

“Để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy, đề nghị phải xử lý kỷ luật cán bộ quản lý. Sau sự việc này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nhắc nhở các địa phương tiếp tục rà soát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, hoạt động đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như thực hiện các nội dung chăm sóc, nuôi dạy trẻ đúng theo quy định”, ông Minh nói.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.