Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trước đề xuất của tỉnh Bình Phước về việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản đề nghị Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) cho ý kiến về vấn đề này để địa phương có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được UNESCO công nhận vào ngày 29/6/2011 trên cơ sở nâng cấp và đổi tên từ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Tiên. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai có tổng diện tích 756 ngàn ha, trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 1

Vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực tỉnh Bình Phước muốn xây dựng quốc lộ 13C

Việc xây dựng cầu Mã Đà cũng như quốc lộ 13C với khoảng 40km đường đi xuyên qua vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai sẽ gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 2

Suối Mã Đà khu vực giáp ranh với Đồng Nai, tỉnh Bình Phước đề xuất xây cầu Mã Đà

Vì vậy, trong văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã nêu các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp quy định về việc can thiệp đến di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt và làm cầu, làm đường trong rừng.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 3

Khu vực này có 2 di tích lịch sử cấp Quốc Gia là căn cứ Khu ủy miền Đông và Chiến khu D.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, căn cứ vào các quy định pháp luật, việc xây dựng cầu Mã Đà tạo ra tuyến đường gần 40km đi xuyên qua vùng lõi Khu bảo tồn đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về bảo tồn đa dạng sinh học.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 4

Hàng trăm ha cây rừng đang được bảo tồn

Đồng thời, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ diện tích rừng hiện hữu, sinh cảnh sống của các loài động vật quý, hiếm và gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Khi có tuyến đường đi xuyên qua vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, người dân tự ý lưu thông trên đường rừng sẽ gây khó khăn về phòng cháy rừng trong mùa khô.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 5

Điểm đầu tiên của hàng chục km hàng rào điện bảo vệ voi

Trước đó, vào ngày 20/1/2022, Ủy ban Quốc gia chương trình Con người và sinh quyển Việt Nam (MABVN) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ TN-MT, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 6

Đàn voi rừng thường xuyên xuất hiện

Trong đó, MABVV đã kiến nghị không xây dựng cầu Mã Đà vì việc xây dựng đường, cầu và các hạng mục phụ trợ sẽ kéo theo việc hình thành tuyến đường dài hơn 40km đi xuyên qua vùng lõi của rừng đặc dụng sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng tới vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. Đây là các hoạt động vi phạm nghiêm trọng Chiến lược Seville của

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 7

Đây cũng là vùng sinh cảnh của đàn bò tót quý hiếm

UNESCO/MAB (chương trình Con người và sinh quyển), đi ngược định hướng của Chiến lược MAB 2015-2025; Kế hoạch hành động Lima 2016-2025

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 8

Bò tót ở rừng Mã Đà. Nếu tổ chức UNESCO can thiệp thì sẽ thu hồi danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Kiến nghị khẩn khi làm đường băng qua khu dự trữ sinh quyển thế giới ảnh 9

Nhiều động vật quý hiếm khác được ghi nhận ở rừng Mã Đà

MỚI - NÓNG