Các trường đại học Việt Nam xuất bản bài báo uy tín gấp đôi năm 2018

Các trường đại học Việt Nam xuất bản bài báo uy tín gấp đôi năm 2018
TPO - So với năm 2018, số lượng công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín (SIS, Scopus) năm nay của các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam đã tăng gấp đôi.

Số liệu tổng hợp từ báo cáo của 243 cơ sở đào tạo (gồm 205 trường đại học học, học viện) và 38 viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ trên toàn quốc của Vụ Giáo dục Đại học (GDĐH), Bộ GD&ĐT cho thấy kết quả các số liệu như sau:

Các trường đại học Việt Nam xuất bản bài báo uy tín gấp đôi năm 2018 ảnh 1

Nguồn: Bộ GD&ĐT

Vụ GDĐH cho biết theo Cơ sở dữ liệu Elsvier thì số bài báo quốc tế trong danh mục Scopus (đã bao gồm ISI) của toàn Việt Nam năm 2018: 8.783 bài, năm 2019: 12.566 bài, năm 2020 (tính đến ngày 10/12/2020): 17.028 bài.

Trong đó số công trình công bố của các cơ sở GDĐH là: năm 2018 có 8.278 bài (chiếm 94,3% của toàn Việt Nam); năm 2019: 11.962 (chiếm 95,2% của toàn Việt Nam); năm 2020 (tính đến ngày 10/12/2020): 16.346 (chiếm 94,3% của toàn Việt Nam).

Có được kết quả này có thể thấy tự chủ ĐH đã cởi trói cho các trường trong đó có vấn đề học thuật. Đồng thời, cũng là tác động của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, các cơ sở GDĐH Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng trong hội nhập quốc tế.

Đối với kết quả thực hiện riêng đối với các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT, số lượng bài báo quốc tế trong danh mục ISI, SCI, SCIE là sản phẩm của các đề tài, dự án, chương trình KH&CN cấp Bộ của các đơn vị trực thuộc Bộ đã tăng đáng kể trong các năm qua, trung bình 25%/năm.

Trong giai đoạn 2016-2020, trong các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT có công trình nghiên cứu nổi bật được tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao và ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao, có thể kể đến một số các kết quả nổi bật đạt Giải thưởng Bảo Sơn.

Bộ GD&&ĐT đang quản lý trực tiếp 43 đơn vị, trong đó có 3 ĐH vùng (với 21 trường ĐH và đơn vị trực thuộc), 34 trường ĐH, học viện, 3 trường CĐ sư phạm và 3 Viện nghiên cứu. Các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT khá đa dạng và đều hoạt động đa ngành, đào tạo và nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế, khoa học giáo dục, kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, tài nguyên và môi trường.

Các ĐH, trường ĐH có chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực các trình độ tiến sỹ, thạc sĩ, đại học và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng của các trường đại học so với các tổ chức KH&CN khác.

Đối với các trường ĐH, CĐ trực thuộc, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị tham gia Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt triển khai thực hiện 19 chương trình KHCN cấp bộ, đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

Trong đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai được 18 Chương trình KH&CN cấp Bộ và do các đơn vị có tiềm lực nghiên cứu mạnh là tổ chức chủ trì. Các chương trình tập trung vào 2 lĩnh vực: khoa học kỹ thuật-công nghệ (7 chương trình) và khoa học nông lâm ngư y (5 chương trình). Có 4 đơn vị được thực hiện 2 chương trình trong giai đoạn này là Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.