Phương án nào xây dựng khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù luôn có nhiều ý kiến kêu nhiều nhất liên quan đến việc xây dựng khung giá điện, nhưng khi được lấy ý kiến, chỉ có 59 trên tổng số 293 đơn vị, dự án (chiếm hơn 20%) đã ký hợp đồng với EVN tham góp ý kiến liên quan đến quyền lợi sát sườn của mình.

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với hàng trăm chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo về triển khai tính toán khung giá phát điện cho các nhà máy điện gió và mặt trời chuyển tiếp.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực - cho biết, theo nội dung Thông tư số 15 ngày 3/10/2022 của Bộ Công Thương, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tư có hiệu lực (từ 25/11/2022), chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi, điện gió trong đất liền, điện gió trên biển gửi Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) thẩm định.

Vì vậy, để xây dựng khung giá, EVN cần có đầy đủ thông số của các nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của nhà máy điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dù là vấn đề sát sườn, liên quan mật thiết đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai hợp đồng của hàng loạt dự án năng lượng tái tạo nhưng điều khó hiểu là khi được hỏi, hầu hết các chủ đầu tư các dự án không mấy mặn mà trong việc trả lời các vấn đề liên quan.

Việc này trái ngược hoàn toàn với thực tế khi trước đó các chủ đầu tư dự án luôn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước sớm có khung cơ chế, hướng dẫn để gỡ vướng các vấn đề liên quan đến giá năng lượng tái tạo, khung giá phát điện…

Phương án nào xây dựng khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp? ảnh 1

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ đóng vai trò quan trọng trong Tổng sơ đồ điện VIII.

Các số liệu của Cục Điều tiết Điện lực cho thấy, ngày 12/10, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thừa ủy quyền của EVN, đã gửi Văn bản khẩn số 7135 đến 293 đơn vị, dự án đã ký hợp đồng với EVN đề nghị cung cấp sớm các số liệu liên quan đến triển khai dự án, những vướng mắc cần tháo gỡ với mong muốn nhận được thông tin từ các chủ đầu tư chậm nhất ngày vào 21/10/2022.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Giám đốc EVNEPT, tới sáng 21/10, EVNEPTC mới nhận được thông tin từ 59 đơn vị, dự án gửi về (chiếm hơn 20%). Qua đánh giá sơ bộ, một số đơn vị, dự án có gửi nhưng vẫn thiếu, hoặc chưa đầy đủ thông tin theo đề nghị.

Tại cuộc họp, ông Tuấn bày tỏ mong muốn, các chủ đầu tư sẽ tích cực hợp tác, sớm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho EVN tổng hợp và xây dựng khung giá trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định, để Bộ Công Thương ban hành.

Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực và EVN đã giải thích cụ thể với các Chủ đầu tư về những thông tin, tài liệu cần cung cấp theo quy định tại Thông tư 15. Đồng thời, đã trao đổi, thảo luận về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cũng đề nghị các chủ đầu tư hợp tác cung cấp thông tin, EVN sẽ nỗ lực xử lý thông tin nhanh nhất có thể để khẩn trương xây dựng khung giá phát điện, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.