Phó Thống đốc: Ngân hàng đang 'đỏ mắt' tìm khách hàng cho vay

Phó Thống đốc: Ngân hàng đang 'đỏ mắt' tìm khách hàng cho vay
Thanh khoản tại các ngân hàng hiện khá dồi dào, vì vậy, không có chuyện ngân hàng làm khó không cho doanh nghiệp vay. Nhiều ngân hàng đã áp dụng phương thức cho vay mới không dựa vào tài sản thế chấp mà dựa vào quan hệ tín dụng chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên cơ sở quản lý được dòng tiền, tài chính công khai minh bạch.

Đây là những chia sẻ cũng như trả lời những thắc mắc của doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại Doanh nghiệp do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú, chiều ngày 4/12.

Ông Đào Minh Tú cho biết, trong 3 năm qua, ngành ngân hàng đã có chủ trương và thực hiện giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn ngân hàng thông qua đối thoại. Riêng năm 2017, tính từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các tỉnh thành tổ chức 312 cuộc đối thoại, bình quân khoảng 5 lần đối thoại/tỉnh/năm, để giải quyết câu chuyện doanh nghiệp khó tiếp cận vốn và ngân hàng thừa vốn, góp phần cải cách thủ tục hành chính.

Hiện, số thắc mắc của doanh nghiệp về vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng đã giảm khá rõ rệt. Thêm vào đó, thanh khoản tại các ngân hàng đang khá dồi dào, vì vậy, không có chuyện ngân hàng làm khó không cho doanh nghiệp vay.

Theo ông Đào Minh Tú, các ngân hàng bao gồm ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc cho khách hàng vay. Có thể nói, ngân hàng đang “đỏ mắt” tìm khách hàng cho vay. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không thể vay vốn, các ngân hàng từ chối cho vay, doanh nghiệp cần xem lại mình.

Bởi, hiện nay theo phương thức cho vay kiểu mới, các ngân hàng không đặt thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết trong cho vay. Việc thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay chỉ diễn ra khi quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chặt chẽ, các ngân hàng không đánh giá được dòng tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp không quản lý được dòng tiền… Một khi doanh nghiệp có tình hình tài chính không minh bạch, rõ ràng, tiền bán hàng không biết ở đâu ra, vay về không biết làm gì, các ngân hàng buộc phải sử dụng phương pháp thế chấp để đảm bảo khoản vay. Vì vốn này các ngân hàng thương mại phải  huy động tiền gửi trong dân.

Để tiếp cận vốn dễ dàng hơn, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp – ngân hàng, các doanh nghiệp cần chứng minh được nguồn tài chính công khai minh bạch, đảm bảo chữ tín với ngân hàng.

Đối với vấn đề giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định, khi điều kiện vĩ mô cho phép trong thời gian tới bao gồm kiểm soát lạm phát và các chỉ số vĩ mô khả quan, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét đưa lãi suất cho doanh nghiệp vay giảm thêm nữa. Tuy nhiên, ông Tú cho biết, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất bình thường đánh giá mức lãi suất hiện nay đối với họ là hợp lý.

Liên quan gói 100.000 tỷ đồng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, ông Đào Minh Tú cho biết, gói do khoảng 10 ngân hàng đăng ký tham gia cung cấp. Đến nay, giải ngân cho vay nông nghiệp công nghệ cao đến 36.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và 6.000 tỷ đồng cho vay phục vụ nuôi trồng sản xuất các sản phẩm sạch trong nông nghiệp.

Theo Theo Bizlive
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.