Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình”

TPO - “Với việc mua Ngân hàng TMCP giá 0 đồng, Ngân hàng Nhà nước đã bảo vệ quyền lợi của nhân dân, không gây đổ bể hàng loạt các ngân hàng. Đây là giải pháp “đánh chuột không vỡ bình”, TS. Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank chia sẻ.

Tại buổi hội thảo 3 năm tái cơ cấu và xử lý nợ xấu diễn ra chiều 5/10 tại Hà Nội, phần lớn các ý kiến chuyên gia, lãnh đạo Ngân hàng thương mại đều cho rằng, nhìn lại quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã thay đổi ghê gớm. Từ sự đổ vỡ của tài chính, hệ thống ngân hàng… bây giờ dù còn ngổn ngang nhưng cũng phải thừa nhận đã làm được rất nhiều.

Dưới đây là một số ý kiến do PV Tiền Phong lược ghi.

TS. Nguyễn Đức Hưởng: Mua ngân hàng 0 đồng, đánh chuột không vỡ bình”

Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình” ảnh 1 TS Nguyễn Đức Hưởng.
“3 năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng” - 3 năm nhìn lại tuy rất ngắn nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chinh phục được “những tảng băng và đỉnh cao phức tạp”. Cụ thể hơn, với việc mua Ngân hàng TMCP giá 0 đồng, NHNN đã bảo vệ quyền lợi của nhân dân, không gây đổ bể hàng loạt các ngân hàng và gắn trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Quản trị và cổ đông vì quản lý ngân hàng không có hiệu quả. Đây là giải pháp “đánh chuột không vỡ bình”.

Đặc biệt về vấn đề vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã đi ngược đám đông và có công làm “biến mất” “đồng tiền thứ hai” đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ người dân Việt Nam, đó là mua bán, tích trữ vàng, làm chảy máu ngoại tệ trong thời gian vừa qua. 

Gần 4 năm trước, trong tiềm thức của người dân Việt Nam có lẽ mãi mãi không bao giờ quên hình ảnh điển hình khi người dân vạ vật xếp hàng chờ rút tiền tại một số ngân hàng, thậm chí cán bộ ngân hàng phải cứu đói bằng cơm hộp, bánh mỳ tiếp sức cho người dân rút tiền trong lần tái cơ cấu đầu tiên qua hình thức hợp nhất 3 ngân hàng: Đệ nhất (Ficombank) – Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB)… Còn hiện nay thì sao? Đến thời điểm vừa rồi có rất nhiều cuộc tái cơ cấu, sáp nhập, mua lại 0 đồng diễn ra êm ả, bình lặng.

TS Lê Xuân Nghĩa: Chặn được cú sốc thanh khoản

Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình” ảnh 2 TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ.
Hôm nay, có vài ba thế hệ có liên quan đến tái cấu trúc ngân hàng (NH) ở đây, tôi nhìn thấy những gương mặt quen thuộc. Lần đầu biện pháp chủ yếu là xoá nợ, lần thứ hai này cấu trúc NH phức tạp hơn. Lần này Chính phủ có đề án quy mô kéo dài 5 năm chỉ mới tạo tiền đề. Cho đến lần này về nguyên tắc 2 lần tái cấu trúc có điểm giống nhau: Không được dùng tiền ngân sách, không được theo đổi luật lệ. Đó là cái khó trong quá trình tái cấu trúc của Ngân hàng Trung ương.

Thanh khoản ngân hàng thương mại thời điểm đó khó khăn rất lớn, căng thẳng, thị trường vàng biến động mạnh, tỷ giá hối đoái mạnh, hệ thống NH thời điểm đó "ngàn cân treo sợi tóc". Đến nay, có thể nói hệ thống NH đã ổn định, thị trường vàng ổn định, lòng tin của công chúng phục hồi mạnh mẽ, đã chặn được cú sốc thanh khoản.

Tôi đánh giá rất cao chương trình xử lý nợ xấu; khi mà tôi làm Vụ trưởng, nợ xấu xấp xỉ 5%, sau đó xấp xỉ 17% và phần lớn nợ xấu là BĐS. Các NHTM phân loại nợ xấu rất rõ ràng theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và phải nói rằng xử lý rất tốt.

Cuối cùng tình trạng sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn tồn tại nhiều năm qua ở các Ngân hàng. Bằng các biện pháp nghiệp vụ đã xử lý, hiện một số ông chủ NHTM đã nhận ra rằng họ không thể lợi dụng sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn mà có ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.

TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM: 3 bài học lớn nhỏ, ngắn dài, chính phụ

Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình” ảnh 3
Nhìn lại 4 năm tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, đã thay đổi ghê gớm, từ sự đổ vỡ của tài chính, hệ thống ngân hàng… bây giờ dù còn ngổn ngang rất nhiều điều nhưng cũng phải thừa nhận đã làm được rất nhiều. Tôi có 3 năm nhìn lại và những bài học về chính sách và điều hành. 

Bài học thứ nhất là chính và phụ; Thứ 2 to và nhỏ; Thứ ba ngắn và dài. 

Bài thứ nhất chính và phụ: Trước đây chúng ta chỉ nhìn vào tăng trưởng, được nhân dân dân ủng hộ nhất nhưng lại lanh tanh bành, đến giờ chúng ta nhìn lại về kinh tế vĩ mô; đến ngày hôm nay nhìn lại để thấy cái gì là chính và phụ; chính là ổn định kinh tế vĩ mô; phụ là tăng trưởng.

Thứ hai là về 'Nghị định 24' về quản lý thị vàng, báo chí, nhiều cơ quan, có cái nhìn rất khác nhau về vàng nhưng chúng ta đã có cái nhìn dần, để loại dần vàng ra khỏi kinh doanh của NHTM. Ngay cả 'Nghị định 24' khi chúng tôi bàn cũng chưa xử lý được vấn đề hẳn những phải thấy khi đó xã hội phải chấp nhận. 

“Một chính sách dù hoàn hảo đến đâu cũng có những tác động không mong muốn. Vấn đề là ta phải giải trình rõ ràng, bài học về truyền thông.

Bài học to và nhỏ: Thành công của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là chúng ta đã chọn được cái huyệt đầu tiên là huyệt thanh khoản; vấn đề là chúng ta yếu về năng lực, về nguồn lực thì phải chọn ra được cái huyệt; 

Bài học ngắn và dài: đã chọn được cái bài bản đi theo lộ trình. Đó là cái nhìn dài hạn về hệ thống và cái nào trước để xử lý.

Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu:  NH và người vay phải giải quyết với nhau

Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình” ảnh 4 Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu.
Từ khi về Việt Nam tôi nhìn thấy xử lý nợ dựa rất nhiều vào cái quyền của Nhà nước. Ở bên Mỹ, với việc xử lý nợ xấu không qua kênh pháp lý, ngân hàng chỉ cần gửi 1 lá thư nợ đã quá hạn 10 ngày gửi lá thư. 10 ngày sau không động tĩnh gửi tiếp 1 lá thư thông báo sẽ bán đấu giá. 10 ngày sau gửi lá thư tiếp và thông báo địa điểm bán đấu giá tài sản đấu giá xong họ thu hồi còn thừa trả lại cho khách hàng. Đấu giá như vậy cần sự tự giác của các thành phần kinh tế không qua nhà nước.
Kênh thứ hai đưa qua toà án. 

Còn ở Việt Nam khi tôi về đây rất ít khi xử lý giữa người đi vay và NH mà phần lớn là đem ra toà, mà cũng tùy thuộc vào sự nhận biết. Đến giờ này ngay cả VMAC mới chỉ giải quyết được 5% nợ xấu mua được. Tôi muốn nói làm sao để các thành phần giải quyết với nhau không qua toà án. Ở Việt nam nếu cứ đẩy qua kênh toà án thế này thì nợ xấu Việt Nam sẽ khó giải quyết thêm vài năm nữa.

Điểm nữa là vấn đề phá sản ở Việt Nam không cho phép cá nhân phá sản chỉ cho DN thôi. Có người chết rồi nợ vẫn nằm trên sổ sách còn ở các nước họ mở thủ tục tuyên bố phá sản và toà tuyên bố phá sản, thu hồi nợ, sau khi thu xong chưa đủ thì họ xoá nợ. HĐQT và Hội đồng tín dụng có quyền làm chuyện đó. Tôi kiến nghị đã đến lúc cần khung pháp lý làm sao để các NH và người đi vay giải quyết được với nhau.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế:  Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã thành công

Phó Chủ tịch LienVietPostBank nói về việc “đánh chuột không vỡ bình” ảnh 5 TS Vũ Đình Ánh.

Lúc đầu tôi không tin về 3 chương trình tái cơ cấu của Chính phủ; quan điểm của tôi tái cơ cấu đầu tư công không thành công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì cũng chưa thành công; nhưng tái cơ cấu NH thành công vì ít nhất đã làm được tất cả những gì chúng ta đặt ra và đến thời điểm này cùng về đích đầu tiên.

Vấn đề không kém phần quan trọng đó là tự nguyện (tự tái cơ cấu, tự đi) rồi tới “ép buộc”. Ở đây chúng ta có cái ép buộc các ông lớn ôm đi. Đến năm 2015 chúng ta đã “ép” đến 0 đồng mua luôn? Sau 0 đồng sẽ là gì nữa. Cách làm của chúng ta rất duy lý nhưng rất duy tình. Cách thức chúng ta đã tiến hành làm được hệ thống tài chính Việt Nam người ta nói là tinh hoa.

MỚI - NÓNG