Phiến quân IS quản lý 'chiến lợi phẩm' như thế nào?

Ảnh minh họa: AFP
Ảnh minh họa: AFP
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lập ra các cơ quan để quản lý chiến lợi phẩm, trong đó có cả nô lệ và các tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ giúp chúng kiểm soát một vùng rộng lớn ở Iraq, Syria và các khu vực khác.

Đó là nội dung được tiết lộ trong tài liệu bao gồm cả đĩa CD, DVD, ổ cứng và tài liệu giấy mà Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã thu được trong một cuộc đột kích hồi tháng 5 ở Syria, khi trùm tài chính của IS là Abu Sayyaf bị tiêu diệt.

Giới chức Mỹ cho biết, tài liệu này giúp họ hiểu rõ hơn về cách thức IS kiểm soát lãnh thổ mà chúng chiếm được - điều mà đến nay vẫn khiến không ít người ngạc nhiên.

Ví dụ, một diwan, tương đương bộ của một quốc gia, chịu trách nhiệm quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có khai thác các di tích cổ. Một diwan khác quản lý các “chiến lợi phẩm”, trong đó có cả nô lệ.

Theo điều khoản đề cập trong luật fatwa của IS, các nữ nô lệ của chúng không bị tách khỏi con nhỏ của họ, nhưng phải mua vui cho các tay súng của IS nếu bị yêu cầu. Tuần trước Reuters từng trích dẫn một trong số các điều khoản fatwa liên quan đến việc IS cho phép lấy nội tạng từ con tin còn sống để cứu mạng một người Hồi giáo, ngay cả khi con tin có thể thiệt mạng.

Những fatwa này nằm trong nỗ lực của IS nhằm thể hiện một “thể chế nhà nước” tự xưng. “IS đầu tư xây dựng hình ảnh một thể chế nhà nước nhiều hơn bất cứ một tổ chức phiến quân nào”, Aymenn al-Tamimi, một chuyên gia tại Diễn đàn về Trung Đông và cũng là chuyên gia về IS nhận định.

Tài liệu cũng chỉ ra phương thức tỉ mỉ mà IS dùng để quản lý lĩnh vực dầu khí mặc dù đây không phải là một hoạt động quá phức tạp. Giới chức Mỹ cho rằng tài liệu này đã giúp liên quân có thể tìm ra điểm yếu của IS. Cụ thể là Mỹ và các đồng minh đã tăng cường không kích vào các cơ sở dầu cũng như các nhân vật chủ chốt của IS.

Theo tài liệu này, phiến quân IS cũng không tránh được tình trạng kèn cựa, đấu đá lẫn nhau trong bộ máy điều hành.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.