'Phép màu' giữa đời thường

0:00 / 0:00
0:00
20 em bé "ống nghiệm" chào đời khỏe mạnh đã giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn tại khu vực Tây Nguyên có nhiều niềm tin hơn trong việc điều trị hiếm muộn ngay tại quê hương, mà vẫn đảm bảo chất lượng điều trị với tỷ lệ thành công cao.

Ngày 28/4/2023, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tổ chức “Lễ kỷ niệm 25 năm ngày em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Việt Nam (30/04/1998 – 30/04/2023) & Đánh giá kết quả hoạt động của Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột”.

Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột - Trực thuộc Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột ra đời là kết quả của sự hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột và Bệnh viện Mỹ Đức TPHCM. Đây là trung tâm hỗ trợ sinh sản đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

'Phép màu' giữa đời thường ảnh 1

Những em bé “ống nghiệm” đầu tiên ra đời ở Tây Nguyên

IVFMD Buôn Ma Thuột đi vào hoạt động và thực hiện đầy đủ các kỹ thuật điều trị hiếm muộn hiện đại, chuyên sâu gồm: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); Bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Nuôi cấy phôi dài ngày; Hỗ trợ phôi thoát màng; Chuyển phôi đông lạnh; Xét nghiệm tinh dịch đồ; Đông lạnh noãn, phôi, tinh trùng; Thủ thuật nam khoa (MESA/PESA/TESE) và các kỹ thuật liên quan khác.

Theo BSCKII. Võ Minh Thành - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, thống kê của Bộ Y tế nước ta cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Theo đó, ước tính Tây Nguyên có khoảng 420.000 cặp vợ chồng hiếm muộn, riêng tỉnh Đắk Lắk có 146.000 cặp vợ chồng hiếm muộn. Vì vậy sự ra đời của Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD BMT có ý nghĩa rất lớn vì đã trao nhiều cơ hội đến các cặp vợ chồng hiếm muộn trên địa bàn, để họ sớm hiện thực hóa ước mơ có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn mà không còn phải đi xa, giảm thiểu nỗi lo lắng về việc di chuyển và theo dõi tốn kém, vất vả như trước đây.

'Phép màu' giữa đời thường ảnh 2

Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột - trực thuộc Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột là trung tâm hỗ trợ sinh sản đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên.

Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Trưởng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD Bệnh viện Mỹ Đức TPHCM, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM, và cũng là thành viên chính của ê-kíp thành công kỹ thuật IVF đầu tiên ở Việt Nam (1997) cho biết, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức, khi phỏng vấn và tính tổng cộng chi phí đi lại, ăn ở và thời gian các cặp vợ chồng phải bỏ ra để theo đuổi việc thăm khám và điều trị ở các bệnh viện ở TPHCM. Chúng tôi phát hiện rằng, các chi phí tiềm ẩn này còn cao hơn cả chi phí điều trị trực tiếp IVF. Do đó, việc triển khai các trung tâm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại các tỉnh xa, sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho hàng ngàn cặp vợ chồng mỗi năm, đồng thời giảm gánh nặng và căng thẳng trong quá trình tìm con của các cặp vợ chồng hiếm muộn.

“Đến nay, đơn vị IVFMD Buôn Ma Thuột đã chính thức hiện thực hóa ước mơ “tìm con” của các cặp vợ chồng hiếm muộn tại khu vực Tây Nguyên. Chúng tôi vô cùng vui mừng và hạnh phúc khi đồng hành cùng gia đình đón em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện tại Đơn vị IVFMD Buôn Ma Thuột. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã đón chào sự ra đời khỏe mạnh của 20 em bé “ống nghiệm”. Thành quả đáng ghi nhận này đã giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn tại khu vực Tây Nguyên có nhiều niềm tin hơn trong việc điều trị hiếm muộn ngay tại quê hương, mà vẫn đảm bảo chất lượng điều trị với tỷ lệ thành công cao”, Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Mạnh Tường nhấn mạnh.

'Phép màu' giữa đời thường ảnh 3

Nghi thức chúc mừng kết quả hoạt động của Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột

“Phép màu” giữa đời thường có thể kể đến cặp vợ chồng chị M.T.T (26 tuổi, trú tại TP. BMT). Chị M.T.T, mẹ của em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp IVF. Hành trình tìm con của vợ chồng chị khá khó khăn. Hai vợ chồng cưới nhau hơn một năm rưỡi vẫn chưa có con. Đầu năm 2021, vợ chồng chị đi khám ở Sài gòn tại IVFMD - Tân Bình, đã dự định xuống đấy tìm việc để điều trị nhưng lúc đó nghe tin IVFMD - Buôn Ma Thuột khai trương. Sau khi nghe tư vấn của bác sĩ thì vợ chồng chị đã tin tưởng và quyết định lựa chọn điều trị tại đây.

“Quá trình điều trị tại IVFMD Buôn Ma thuột rất tốt. Từ bác sĩ đến các chị điều dưỡng, mọi người nhiệt tình, chu đáo với mình, coi mình như người nhà vậy. Tôi biết hành trình tìm con với các cặp vợc hồng khác còn nhiều gian nan, nhưng nếu vợ chồng đồng lòng và kiên quyết với nhau thì chắc chắn sẽ gặt được trái ngọt”, chị M.T.T chia sẻ.

IVFMD Buôn Ma Thuột được xây dựng và vận hành theo chuẩn quốc tế. Đơn vị sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên viên phôi học, nữ hộ sinh được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ toàn diện từ các chuyên gia đầu ngành về lâm sàng và kỹ thuật từ IVFMD - Bệnh viện Mỹ Đức TP. HCM.

Đặc biệt hệ thống labo phôi học tại IVFMD Buôn Ma Thuột được đầu tư các loại máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm đảm bảo tối ưu chất lượng phôi được tạo thành: Phòng nuôi cấy phôi sử công nghệ phòng sạch tiên tiến nhất giúp kiểm soát các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, tạp chất trong không khí, độ bụi… tạo môi trường tốt nhất cho thao tác với noãn, tinh trùng, phôi. Trang thiết bị hiện đại: tủ nuôi cấy thế hệ mới benchtop, hệ thống lồng thao tác, tủ thao tác có gắn camera, kính hiển với với hệ thống laser RI cho thao tác, nuôi cấy phôi, ICSI, hỗ trợ thoát màng, sinh thiết phôi… Quy trình nhận diện bệnh nhân và thăm khám đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp tối ưu hoá hiệu quả điều trị.

Tại IVFMD Buôn Ma Thuột luôn có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ và phối hợp giữa các chuyên khoa, chăm sóc kỹ bệnh nhân từ giai đoạn mong con, điều trị vô sinh hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản cho đến khi sinh con, dưỡng nhi và cuối cùng là đón con yêu về nhà một cách khỏe mạnh.

Cách đây 25 năm, ngày 30/4/1998 đã chào đón những em bé đầu tiên ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Việt Nam. Dấu mốc này không chỉ mang lại niềm tin cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn chưa có cơ hội làm cha làm mẹ, mà còn đánh dấu bước ngoặt lịch sử của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam.

Nhắc đến kỹ thuật Thụ tinh trong ống nghiệm không thể không nhắc đến GS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng - người đã đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) về Việt Nam, hiện đang là Cố vấn cấp cao của Hệ thống Hỗ trợ sinh sản IVFMD. Giờ đây, những nỗ lực của BS. Phượng đã được đền đáp khi đã có hàng ngàn em bé được ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trên đất nước Việt Nam.

MỚI - NÓNG