Phép màu cho giao thông Hà Nội?

Phép màu cho giao thông Hà Nội?
TP - Sau dự lệnh về hạn chế xe cá nhân, rồi những chỉ đạo mạnh tay để đồng hành cùng xe buýt,  tại cuộc họp ngày 17-10, Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ “bẻ ghi” sang đổi giờ làm, học tại Hà Nội.

Người lập công thức cho giao thông Hà Nội
> Quá bức xúc, dân đứng ra giúp CSGT phân làn
> Hà Nội: Co hẹp làn ô tô

Có lẽ mục tiêu quan trọng mà tân Bộ trưởng GTVT hướng đến là phải làm một cái gì đó trước thực trạng giao thông Hà Nội ngày một phức tạp. Và câu chuyện đổi giờ làm, giờ học được xem là một liều thuốc giảm đau, chí ít mang lại cho người ta hy vọng làm dịu bớt sự căng thẳng giao thông trong lúc bài thuốc đặc trị- “sự đồng bộ” xem ra là còn xa lắc.

Chỉ sau cuộc họp cấp cao giữa Hà Nội và Bộ GTVT, cuối tuần qua một bản dự thảo của Bộ GTVT gửi đến thành phố Hà Nội để thành phố cùng góp ý cho bản dự thảo này.

Ngay trong ngày 21-10 ( thứ sáu), UBND TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các Sở: GTVT, Nội vụ, Giáo dục và đào tạo, Công Thương, Lao động Thương binh và xã hội; Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô. UBND TP Hà Nội chỉ đạo: Sở GTVT chủ trì cùng các Sở, ngành nói trên và các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát, tính toán cơ sở khoa học, thực tiễn…Tổng hợp, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP Hà Nội gửi Bộ GTVT trước ngày 25-10.

Qua cách chỉ đạo này đã thấy rõ sự quyết liệt vào cuộc của thành phố Hà Nội trước một vấn đề dân sinh bức xúc nhiều năm qua. Tuy vậy, nếu bình tâm một chút hẳn nhiều người sẽ có cảm giác bất an về chỉ đạo của thành phố.

Trước hết về mặt thời gian, ngày 21 là thứ sáu, ngày 22 và 23 là hai ngày nghỉ. Lẽ thông thường kể cả văn bản về đến Sở GTVT ngay trong ngày 21 tháng 10 thì Sở này cũng khó có thể phối hợp làm được gì với các sở ngành lên quan trong hai ngày nghỉ. Như vậy ngày thứ hai (24-10) là ngày duy nhất cho Sở GTVT chuẩn bị giấy mời mời các sở ngành để ngày 25-10 là hạn cuối cùng Sở này tổ chức họp và có dự thảo trình UBND TP Hà Nội.

Một vấn đề liên quan đến hàng triệu dân Thủ đô cần phải được kiểm tra, khảo sát, tính toán cơ sở khoa học, thực tiễn ấy vậy mà lại chỉ được “gói gọn” trong hai ngày liệu có quá thần tốc. Đây không biết có phải là chỉ dấu cho thấy phép màu cho giao thông Hà Nội đã đến rồi chăng?

Một thông tin đáng lưu ý khác là bên lề Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã khẳng định với báo chí về việc đổi giờ học, giờ làm rằng: Hà Nội chưa quyết điều gì cụ thể cả. Hà Nội đang xem xét, nghiên cứu không chỉ đối với một ngành là giao thông mà còn phải đối chiếu với nhiều ngành, lĩnh vực khác liên quan đến giao thông, rồi phải nghe dư luận xã hội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.