Phát hiện thế giới bị mất của đầm lầy chứa đầy vi khuẩn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hệ sinh thái đáng kinh ngạc gồm các đầm phá trong như pha lê và đồng bằng muối ở sa mạc Puna de Atacama của Argentina, có thể mở ra cánh cửa về sự sống ban đầu trên Trái đất và Sao Hỏa.
Phát hiện thế giới bị mất của đầm lầy chứa đầy vi khuẩn ảnh 1

Những ụ đá stromatolite màu xanh lá cây phát triển mạnh dưới đáy đầm phá ở Puna de Atacama, Argentina. (Ảnh: Brian Hynek)

Các nhà nghiên cứu cho biết, các đầm phá trong như pha lê và đồng bằng muối rộng lớn ở sa mạc Puna de Atacama của Argentina tạo thành một hệ sinh thái khác lạ không giống bất cứ thứ gì mà bất kỳ nhà khoa học nào từng thấy.

Các đầm phá chưa từng thấy trước đây chứa những ụ đá xếp lớp vi khuẩn, thoạt nhìn, chúng giống với một số dạng sống đầu tiên được biết đến trên Trái đất. Các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra thế giới đã mất này sau khi phát hiện ra mạng lưới các hồ nước kỳ lạ trên ảnh vệ tinh chụp sa mạc phía tây bắc Argentina.

Puna de Atacama là một cao nguyên khổng lồ cao hơn 3.660 m so với mực nước biển ở biên giới Argentina với Chile. Ở đó, độ cao, điều kiện khô cằn và ánh nắng chói chang kết hợp lại tạo thành một môi trường khắc nghiệt, nơi có rất ít thực vật và động vật sống sót.

Brian Hynek, phó giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Colorado Boulder, và Maria Farías, nhà vi trùng học và đồng sáng lập công ty tư vấn môi trường PunaBio, đã đi bộ vài dặm qua khung cảnh cằn cỗi trước khi họ nhìn thấy đầm phá.

Theo tuyên bố, 12 hồ nước nông, trong như pha lê được bao quanh bởi những ngọn núi tạo nên hệ sinh thái ngoài hành tinh mới được phát hiện, trải dài trên 25 mẫu Anh (10 ha) sa mạc. Bên dưới bề mặt đầm phá, các nhà nghiên cứu đã quan sát những ngọn đồi nhỏ trải thảm vi sinh vật màu xanh lá cây phát triển.

Hynek cho biết, các ụ sống có chiều ngang khoảng 4,6 m và cao vài feet, mở ra cánh cửa nhìn vào giai đoạn sớm nhất của sự sống trên Trái đất và thậm chí có thể là sự sống cổ xưa trên Sao Hỏa. Các quan sát sơ bộ cho thấy, chúng có thể là stromatolite – cộng đồng vi khuẩn phức tạp mà chất bài tiết của chúng đông cứng lại thành các lớp đá – tương tự như các quần thể tồn tại trong thời kỳ lịch sử Trái đất gọi là Archaean (4 tỷ đến 2,5 tỷ năm trước), khi bầu khí quyển không chứa oxy .

Stromatolites vẫn hình thành ngày nay ở nhiều môi trường sống ở biển và nước ngọt khác nhau, nhưng chúng phát triển nhỏ hơn nhiều so với các đá cổ xưa.

Hynek nói: “Nếu sự sống phát triển trên sao Hỏa đến mức hóa thạch thì nó sẽ như thế này. Hiểu được những cộng đồng hiện đại này trên Trái đất có thể cho chúng ta biết những gì chúng ta nên tìm kiếm khi tìm kiếm những đặc điểm tương tự trong đá sao Hỏa”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sẽ phải hành động nhanh chóng nếu họ muốn xác nhận những quan sát ban đầu này, vì địa điểm này đã được cho thuê để khai thác lithium.

Hynek nói: “Toàn bộ hệ sinh thái độc đáo này có thể biến mất sau vài năm nữa. Chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể bảo vệ chúng hoặc ít nhất là nêu chi tiết những gì ở đó trước khi nó biến mất hoặc bị xáo trộn mãi mãi”.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.