Phát hiện loài ‘phong lan xấu xí nhất thế giới’

Lan xấu nhất thế giới.
Lan xấu nhất thế giới.
TPO - Các nhà khoa học thuộc Vườn thực vật hoàng gia Kew, Vương quốc Anh vừa công bố danh sách 156 loài mới phát hiện trong năm 2020. Trong đó, có một loài phong lan được mệnh danh là “Lan xấu xí nhất thế giới” và sự thật thì vẻ ngoài của nó cũng tương xứng với cái tên.

Hiện nay, con người đã phát hiện ra hơn 700 chi và khoảng 28.000 loài phong lan khác nhau. Đây là một trong những họ thực vật phong phú nhất trong thiên nhiên hoang dã và đa phần chúng đều sở hữu vẻ đẹp cùng sự sang trọng khiến nhiều người mê mẩn. Tuy nhiên, không phải loài phong lan nào cũng được “mẹ thiên nhiên” ban cho điều này.

Điển hình như loài phong lan vừa được Các nhà khoa học thuộc Vườn thực vật hoàng gia Kew, Vương quốc Anh công bố mới đây. Cụ thể, loài lan này có tên khoa học là Gastrodia agnicellus, có nguồn gốc từ một công viên quốc gia ở Madagascar.

Theo các nhà khoa học, thời gian sống chủ yếu của loài phong lan này là ở dưới đất. Chỉ khi nở hoa, chúng mới đâm hoa có màu nâu xanh lên khỏi mặt đất và có vẻ ngoài như một chiếc miệng nhỏ xíu đang cố gắng hét lên. Chính điều này là nguyên nhân khiến nó bị đặt cho biệt danh “phong lan xấu nhất thế giới”.

Tuy nhiên, loài lan này lại sở hữu hương thơm như hoa hồng, xạ hương nên phần nào khiến con người không “chán ghét” nó.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiết lộ rằng, Gastrodia agnicellus cũng giống với hầu hết các loài lan khác là một loài cây lâu năm. Tuy vậy, trong khi các chi lan khác chỉ sống dựa vào symbiote trong chu kỳ phát triển ban đầu thì nó lại phụ thuộc vĩnh viễn vào symbiote để nuôi dưỡng. Được biết, nguyên nhân dẫn tới việc này là do loài lan này không có bất kỳ tế bào quang hợp nào.

Điều này khiến nó phải sống cộng sinh với một loài nấm và nhờ chất dinh dưỡng có trong nấm để sinh sôi, phát triển. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về loài lan kỳ lạ này.

Theo Ilf Science
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.