Phát hiện kỳ lạ về loài cá hồi sống sâu hơn 8000m dưới đáy đại dương

Bầy cá hồi Mariana được ghi hình tại vực Mariana.
Bầy cá hồi Mariana được ghi hình tại vực Mariana.
TPO - Các nhà khoa học Nhật Bản vừa may mắn ghi lại được đoạn video về cuộc sống của cá hồi Mariana, loài cá sống ở độ sâu nhất dưới đáy đại dương tại khu vực Mariana thuộc phía Tây Thái Bình Dương.

Theo tờ Ifl science, dù đã được phát hiện vào năm 2014, nhưng mãi cho đến cuối tháng 11/2017, các nhà khoa học mới có thể ghi lại khoảnh khắc bầy cá hồi Mariana đang tìm kiếm thức ăn. Đáng chú ý, cảnh tượng này được quay ở độ sâu khoảng 8.134m tại Thái Bình Dương.

Chính điều này giúp cá hồi Mariana đang có cơ hội được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới là loài cá có xương sống sống ở độ sâu nhất. Đồng thời, loài cá không có vảy này cũng đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới khoa học.

Bởi vì, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân giúp loài cá này có thể sinh sống bình thường ở độ sâu hơn 8.000m dưới đáy đại dương trong khi cơ thể lại sở hữu xương sống phức tạp. Cần phải biết rằng, áp lực nước ở độ sâu này có thể nghiền nát bất cứ loài động vật có xương sống nào.

Ngoài ra, cá hồi Mariana cũng sở hữu vẻ ngoài cực kỳ độc đáo khi trông khá giống với nòng nọc. Bên cạnh đó, chúng còn có bộ da trong suốt và con người có thể dễ dàng nhìn thấy nội tạng của loài cá này bằng mắt thường.

Các nhà khoa học cho rằng, với việc sống ở độ sâu hơn 8.000m, cá hồi Mariana chính là “lãnh chúa” nơi chúng sinh sống. Bởi vì, ở đây không có loài động vật ăn thịt nào ngoài các loài không xương sống nhỏ.

Được biết, để có thể sở hữu đoạn video này, các nhà khoa học Nhật Bản đã phải mất khoảng 1 ngày để cài bẫy ảnh. Trước đó, họ cũng phải bỏ ra hơn 4 giờ đồng hồ để chiếc bẫy chạm đến nơi cá hồi Mariana sinh sống.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.