Phát hiện điều bất ngờ trong hành tinh khổng lồ cách xa 700 năm ánh sáng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Kính viễn vọng James Webb đã phát hiện những dấu vết của khí CO2 trong bầu khí quyển của một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh) có tên khoa học là WASP-39b.

Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên về carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời quay quanh một ngôi sao cách chúng ta 700 năm ánh sáng, NASA công bố trong một thông cáo báo chí.

Thông cáo cho biết: “Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA đã thu được bằng chứng rõ ràng đầu tiên về carbon dioxide trong bầu khí quyển của một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Quan sát này về một hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời cách 700 năm ánh sáng cung cấp những hiểu biết quan trọng về thành phần và sự hình thành của hành tinh."

Phát hiện này đã được đăng trên tạp chí khoa học Nature và nó cung cấp bằng chứng cho thấy JWST cũng có thể phát hiện và đo lường mức độ carbon dioxide trong bầu khí quyển mỏng hơn của các hành tinh nhỏ tương tự như trái đất, thông cáo cho biết.

Mặc dù chúng ta biết rằng môi trường ngoại hành tinh không nuôi dưỡng được sự sống, nhưng việc phát hiện được CO2 mang lại cho giới khoa học hy vọng có thể thực hiện những quan sát tương tự trên các hành tinh đất đá có khả năng nuôi dưỡng sự sống hơn.

"WASP-39b là hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao, giống như Trái đất quay quanh Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng.

WASP-39b có khối lượng bằng 1/4 sao Mộc nhưng đường kính lớn hơn 1,3 lần và mất khoảng 4 ngày Trái Đất để hoàn thành vòng quay quanh ngôi sao của nó.

Với tần suất quỹ đạo và bầu khí quyển lớn như vậy, WASP-39b là "ứng cử viên" lý tưởng cho cuộc thử nghiệm ban đầu về cảm biến hồng ngoại hiện đại NIRSpec của kính James Webb.

Kính viễn vọng Hubble và Spitzer trước đây đã phát hiện hơi nước, natri và kali trong khí quyển của WASP-39b.

Theo Sputnik
MỚI - NÓNG